Sắp đến tết Trung Thu roài

, cũng nên làm một topic về nó cho nó có không khí chứ nhỉ

. Mờ trung thu ở VN thì chán nhắm, thui nhảy sang Trung Thu ở Nhật zậy

Mỗi nǎm nước Nhật có hai hội thưởng trǎng (theo Âm lịch). Hội đầu là
ZYUYOGA, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (có nghĩa là ngắm
trǎng vào ngày rằm giữa mùa thu).Kế đến là hội ZYUSANYA nhằm ngày 13
tháng 10.
Từ ngày xưa người Nhật coi trăng trong khoảng thời gian này là đẹp
nhất, tròn nhất trong một năm ( 中秋の明月chushunomeigetsu ). Buổi tối, họ
thường ngồi ngắm trăng ( お月見 otsukimi ), ăn bánh dày (団子 dango ),
susuki, rượu nho, hạt dẻ..v.v. phong tục này được du nhập từ Trung Quốc
vào khoảng thế kỷ 10. ( giống như tết Trung Thu của VN ).
Bên cạnh
đó, không giống như quan niệm của người VN, trên mặt trăng có chú Cuội,
chị Hằng, người Nhật nhìn lên mặt trăng và tưởng tượng ra đó là hình
ảnh một chú thỏ đang giã gạo. gần đây, do các toà nhà cao tầng mọc lên
như nấm, khó có thể ngắm trăng được, thêm vào đó cuộc sống, công việc
bận rộn, không có nhiều thời gian nên sồ người còn giữ phong tục ngắm
trăng càng ngày càng ít đi.
Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trǎng đầu thì cũng phải dự hội
thưởng trǎng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo. Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá
chép trong các hội thưởng trǎng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ
khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối
với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ
SAMOURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước

Theo truyền thống, để
chuẩn bị cho đêm ZYUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay
hoa trong nhà. Mâm cỗ trông trǎng (gồm: Bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ
và các loại hoa quả khác) được bày trên một bệ đứng hoặc bàn, đặt ở
ngoài hiên nhà hoặc gần cửa sổ. Người NB cho rằng có thỏ sinh sống trên
mặt trǎng, vì vậy khi ngắm trǎng thường tưởng tượng như đang thấy hình
một chú thỏ đang ǎn bánh bao.