| | Văn hoá Thần học Nhật Bản | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Văn hoá Thần học Nhật Bản Thu Sep 04, 2008 9:05 am | |
| Kùng nghiên cứu về văn hoá "Thần học" của Nhật Bản nhé, sem nó có đơn jản chỉ là yêu quái như trong truyện Inu Yasha ko 口裂け女Kuchisake-onna (口裂け女, Kuchisake-onna) (Người đàn bà miệng bị rạch) - Hán Việt: Khẩu Liệt Nữ, được nhắc đến trong cả Thần học Nhật Bản lẫn trong những phiên bản hiện đại của sự tích về những người phụ nữ, bị những người chồng hay ghen làm tổn thương, họ đã biến thành những linh hồn hiểm độc và tái diễn lại những gì họ phải chịu đựng lúc còn sống. Tượng Kuchisake-onna trên phố Shigeru Mizuki, Sakaiminato, Tottori Truyền thuyếtTruyền thuyết về Kuchisake-Onna được cho là bắt nguồn từ một người phụ nữ trẻ sống hàng trăm năm về trước (một số dị bản cho rằng nó bắt nguồn từ triều đại Heian) và là vợ hoặc thiếp của một Samurai. Người ta nói rằng cô ta rất đẹp, nhưng cũng rất kiêu căng, và thường xuyên lừa chồng. Người võ sĩ Samurai cảm thấy như mình bị ngoại tình, anh ta ghen đến cực độ, anh ta đã tấn công vợ, vừa rạch miệng bà ra đến tận hai mang tai, vừa thét "Giờ thì còn đứa nào cho rằng mày đẹp nữa?" Truyền thuyết trong thành phố dựa vào điểm này, kể về một người đàn bà đi chơi lang thang trong đêm (đặc biệt là những đêm đầy sương mù), với khuôn mặt được che kín mạng, cũng không có gì là quá bất thường, vì người ốm cũng thường che mạng để khỏi lây sang người khác. Khi gặp một ai đó (chủ yếu là trẻ con hoặc học sinh), bà ta sẽ bẽn lẽn hỏi, "Watashi wa kirei?" ("Trông tôi có đẹp không?") hoặc một câu hỏi tương tự. Nếu người đó nói có (câu trả lời thông thường), bà sẽ bỏ mạng che ra, để lộ cái miệng bị rạch toét và hỏi lại cũng câu hỏi đó. Nạn nhân thường sẽ bỏ chạy và la hét, và Kuchisake-Onna sẽ đuổi theo sau, mang theo một thứ vũ khí sắc nhọn (mà tranh minh họa trong manga phía trên là lưỡi hái). Nếu tóm được người đó, thì kết cục sẽ tùy thuộc vào giới tính của nạn nhân: là đàn ông thì sẽ bị giết ngay tức khắc, còn nếu là đàn bà sẽ bị biến thành một Kuchisake-Onna khác, và bị nguyền rủa sẽ phải nối tiếp nỗi kinh hoàng đó. Truyền thuyết nói rằng nếu nói có ở câu trả lời thứ hai sẽ làm Kuchisake-Onna cười và để người đó được yên, còn rất nhiều dị bản khác thì nói rằng những Kuchisake-Onna hay ngượng sẽ không làm thế. Cách chắc chắn để thoát, dựa trên tất cả các phiên bản của truyền thuyết, là đánh lạc hướng Kuchisake-Onna bằng cách ném kẹo, hoa quả hoặc một vật gì đó hấp dẫn. Theo truyền thuyết hiện đại vào thập niên 70. Để cứu mạng sống của mình, những nạn nhân trả lời Khẩu Liệt Nữ là: Thường thôi! (You're average). Vào khoảng năm 2000, truyền kỳ về Khẩu Liệt Nữ được sống lại với câu trả lời của các nạn nhân được thay đổi là: Tàm tạm! (So so!). Với cách thay đổi câu trả lời này sẽ làm Khẩu Liệt Nữ suy nghĩ phải làm gì với nạn nhân. Nạn nhân có thể bỏ chạy khi bà đang suy nghĩ. Một cách để thoát khỏi Khẩu Liệt Nữ là cho bà kẹo cứng, hổ phách. Cách khác là nói: "Sáp thơm bôi tóc" ba lần ( Ở một vài biến thể khác là sáu lần). Cách nói này có thể làm bà nao núng, ấp úng và bỏ chạy Nếu nạn nhân bôi sáp vuốt tóc thì họ có thể bôi sáp vào sau lưng của bà để tránh sự theo đuổi. Tin đồn này bắt nguồn từ việc sáp vuốt tóc có thể làm cho bà gợi nhớ về chất nhựa thơm để phẫu thuật của nha sĩ, mà người tình của bà đã dùng nó để bôi vào miệng bà. ..........và có thậtThành phố và những nỗi kinh hoàng Vào khoảng mùa xuân và mùa hè năm 1979, những lời đồn đại đầy rẫy khắp Nhật Bản về việc có người đã thấy Kuchisake-Onna đang săn đuổi bọn trẻ (Một người phụ nữ trẻ đeo khẩu trang đến gần những học sinh tiểu học trên đường về nhà. Bà ta hỏi chúng: Ta có xinh không? Sau đó bà cởi khẩu trang ra để lộ cái miệng bị rạch ngoác rộng đến mang tai. Nếu lũ trẻ trả lời là: "Không xinh!". Chúng sẽ bị giết chết ngay tại chỗ bằng lưỡi hái. Nếu câu trả lời là: "Xinh!". Thì chúng sẽ bị chết ngay khi bước chân vào nhà ở thềm cửa!?!.Để tránh bị giết, câu trả lời tốt nhất là: "Thường thôi!").Tuy nhiên, câu chuyện này có lẽ chỉ là trường hợp một người đàn bà tấn công trẻ con nơi công cộng, mặc dù chưa được thừa nhận. Người ta đồn rằng Khẩu Liệt Nữ mặc một bộ quần áo trắng dính máu, và bà có thể chạy 100 mét trong vòng 6 phút, thậm chí còn chạy vượt xa xe mô-tô của cảnh sát !?! Bà là nỗi sợ hãi của các học sinh tiểu học và trung học khắp nước Nhật đến nỗi mà tại Kouriyashima & Hiratsukashi, xe cảnh sát luôn đi tuần tra. Ở Tokyo, bà bị công bố rộng rãi là "Một vật bị canh chừng", và ở Hokkaido, có nhiều vụ nghỉ học tập thể của học sinh. Năm 2004, một truyền thuyết tương tự phổ biến khắp các thành phố thuộc Hàn Quốc, nhưng sự việc này có lẽ cũng bắt nguồn từ truyền thuyết năm 1979 ở Nhật Bản, cũng giống như bộ phim Nhật phát hành năm 1996. Vào tháng 10 năm 2007. Một nhân viên điều tra những vụ chết bất thường đã tìm những ghi chép cũ liên quan đến Khẩu Liệt Nữ cuối thập niên 70 về một người đàn bà đuổi theo bọn trẻ, và đã bị một chiếc ôtô đâm chết ngay sau đó. Miệng bà này bị rách toạch đến tận mang tai. Và người ta tin rằng bà ta đã làm xôn xao dư luận vào khoảng thời gian đó. (Translate at Japan Blog )
Được sửa bởi LoveBaby Rjn ngày Mon Nov 17, 2008 3:40 pm; sửa lần 4. |
| | | Kikyo312 K.I.K.Y.O
▌Mảnh ngọc : 174 ▌Age : 36 ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 05/07/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Thu Sep 04, 2008 9:27 am | |
| trời ơi!!! đọc xong thấy ghê ghê làm sao ấy!!! huhuhu!!! miệng gì mà bị rách đến mang tai, chắc là đau lắm!!! mìng cũng là học sinh có khi nào bị hỏi thía ko nhỉ, chắc sợ chết mất. theo như lời kể thì chúng ta nên trả lời là: thường thôi, thì sẽ sống sót. dù sao bà ấy cũng tội nghiệp ha. |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 2:57 pm | |
| 雪女
...Bạn có thấy không, nỗi cô đơn và tuyệt vọng của nàng đang nhuộm trắng cả thế gian “Ngày xửa ngày xưa, có hai người tiều phu là Minokichi và Mosaku. Minokichi còn trẻ, còn Mosaku đã rất già rồi.
Minokichi và Mosaku Một ngày mùa đông, họ không thể về nhà vì mắc một trận bão tuyết. Họ tìm thấy một túp lều trong núi và quyết định nghỉ lại tại đó. Vào cái đêm đặc biệt đó, Minokichi tỉnh dậy và nhìn thấy một cô gái tuyệt đẹp trong bộ trang phục trắng toát. Nàng hà hơi lên ông già Mosaku và ông đã bị lạnh cóng cho tới chết.Yuki-onna tấn công Mosaku Rồi nàng tiến tới gần Minokichi, chuẩn bị hà hơi vào người anh, nhưng rồi lại đăm đăm nhìn anh một lúc, và nói: “Ta nghĩ sẽ giết ngươi, như đã giết ông già kia, nhưng ta sẽ không làm thế, vì ngươi còn trẻ và đẹp trai. Ngươi không được kể với bất cứ ai về sự việc này. Nếu dám hé lời với ai về ta, ta sẽ giết ngươi.” Vài năm sau, Minokichi gặp một cô gái trẻ xinh đẹp tên là Oyuki (yuki có nghĩa là “tuyết”) và cưới nàng. Nàng là một người vợ rất đảm đang. Minokichi và Oyuki có với nhau vài đứa con và sống hạnh phúc nhiều năm liền. Nhưng có một điều khó hiểu là, nàng không hề già đi.Minokichi sống hạnh phúc bên Oyuki Một đêm, sau khi các con đã ngủ say, Minokichi nói với Oyuki: “Mỗi khi thấy nàng, ta lại nhớ lại một sự việc kỳ bí đã xảy ra với ta. Khi còn trẻ, ta đã gặp một phụ nữ xinh đẹp như nàng vậy. Ta không biết đó là một giấc mơ hay cô ta chính là Yuki-onna…”Phản ứng của Oyuki sau khi nghe câu chuyện chồng kể Sau khi kết thúc câu chuyện, Oyuki đột ngột đứng dậy, và nói “Người phụ nữ ngươi đã gặp đó chính là ta! Ta đã nói rằng ta sẽ giết ngươi nếu ngươi dám kể với bất cứ ai về sự việc đó. Tuy nhiên, ta không thể giết ngươi vì bọn trẻ. Hãy chăm sóc những đứa con của chúng ta…” Rồi nàng tan ra và biến mất. Sau đó, không ai gặp lại nàng nữa.”Yuki-onna mặc dù bị mang tiếng là rất độc ác, nhưng bản thân nàng cũng cô đơn và lạnh lẽo như tuyết vậy. Có chuyện còn kể rằng, Yuki-onna đã lấy một người đàn ông, cũng nhờ sự kiện vào một đêm bão tuyết. Nhưng khi mùa xuân tới, thời tiết ấm dần lên, Yuki-onna cứ héo mòn dần. Và đến một ngày, khi chồng gọi, nàng đã không còn có thể trả lời. Người chồng vào bếp tìm và phát hiện ra bộ kimono nàng thường mặc nằm trên một vũng nước. Những câu chuyện về Yuki-onna không đáng sợ như truyện về những con ma khác, mà luôn phảng phất một nỗi buồn. Vào một đêm se lạnh thế này, liệu bạn có cảm nhận được nỗi cô đơn của Yuki-onna? Yuki no hana |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:09 pm | |
| 柳女 Có những hồn ma ở trong nhành liễu rủ... Dưới cái nóng như thiêu của ánh mặt trời giữa trưa, bóng mát của một cây liễu, hay trong tiếng Nhật còn gọi là yanagi, là một cảnh tượng đẹp và dễ chịu rất phổ biến trong các khu vườn, công viên và dọc theo rất nhiều con kênh, hào ở Tokyo. Liễu rủ bóng trên đường phố Nhật hiện đại Và trong tranh cổ Đến đêm, bóng những cành dài, mỏng manh của loài cây mỹ miều này thường gợi nên những liên tưởng về thế giới linh hồn, hay còn được gọi là yokai. Những truyền thuyết về yanagi yokaiđã được lưu truyền hàng thế kỉ, được dựng lại trên tranh ảnh, và nhắc nhở chúng ta luôn phải cảnh giác những loài cây tưởng như đẹp đẽ, nhưng lại chứa đựng những linh hồn tàn bạo, giết hại không biết bao nhiêu người. Cành liễu vươn dài dưới ánh trăng khuya tạo cảm giác thật ma quái Trong mỹ học của người Nhật cũng như rất nhiều dân tộc khác, vẻ đẹp mỹ miều của cây liễu với những cành duyên dáng rủ xuống mặt hồ luôn gợi hình ảnh liên tưởng tới một người phụ nữ đẹp với mái tóc đen dài. Vì vậy, khi nói về linh hồn ẩn chứa trong thân cây liễu, người Nhật cũng cho rằng đó là một người phụ nữ, và linh hồn này được gọi là Yanagi-onna. Cây liễu luôn gợi liên tưởng đến một người phụ nữ đẹp Yanagi-onna ( yanagi = liễu, onna= nữ) là hình ảnh một người mẹ trẻ đã dại dột đứng dưới tán một cây liễu già trong đêm trở gió. Cái cây già cỗi, trong một tâm trạng độc địa, đã siết cổ người phụ nữ. Vào những đêm mù sương, có thể bạn sẽ bắt gặp hồn ma của cô, đang ôm một đứa bé, đứng dưới tán liễu rủ. Yanagi-onna ôm con đứng dưới tán liễu Có một truyền thuyết khác về Yanagi-onnacũng rất nổi tiếng trong dân gian Nhật Bản, đó là câu chuyện về Heitaro. Ngày xửa ngày xưa, có một anh nông dân trẻ tuổi tên là Heitaro. Anh rất yêu mến cây liễu mọc gần nhà mình. Anh thường dừng lại nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện dưới tán cây. Một ngày, anh tình cờ gặp một người phụ nữ bí ẩn, Higo, đang đứng dưới gốc cây. Sau đó, Higo đã trở thành vợ anh. Heitaro gặp Higo dưới gốc liễu Họ có một đứa con và sống hạnh phúc với nhau cho tới ngày Nhật hoàng yêu cầu chặt cây để xây đền. Khi cái cây bị chặt, Higo gào thét inh tai và rùng mình đau đớn theo mỗi nhát rìu bổ lên thân cây, cuối cùng nàng cũng ra đi. Nàng chính là linh hồn của cây liễu. Pháp sư trừ tà bên cây liễu Để ru yên linh hồn người phụ nữ bất hạnh, để nó không hiện ra phá quấy thế giới của con người, các pháp sư trừ tà vẫn thường được mời đến làm phép dưới gốc những cây liễu linh thiêng, hoặc tại nơi cây liễu đã bị chặt năm xưa. Yanagi-baba ( baba=bà già) không phải là một hồn ma, mà đúng hơn là tinh linh của cây liễu 1.000 năm tuổi. Tinh linh đó có thể thay đổi hình dạng, từ một người đàn bà già cỗi tới một phụ nữ trẻ đẹp và thường hay quyến rũ những lữ khách cả tin vào dưới tán cây của mình. Yanagi-baba – tinh linh của cây liễu ngàn năm Mặc dù thời nay, không có yanagi yokainào có thể làm hại bạn, nhưng bạn có thể sẽ cảm nhận được một luồng ớn lạnh chạy dọc sống lưng hoặc có những giấc mơ không yên nếu bạn dám nghỉ dưới tán một cây liễu ở Tokyo. Câu chuyện về Yanagi-onnakhông chỉ là một truyền thuyết dân gian thông thường, mà còn mang trong đó tính triết lý, về vẻ ngoài và bản chất. Liệu bạn có còn dám đến gần những cây liễu duyên dáng mọc ven đường? Yatchan |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:13 pm | |
| べとべとさん Hắn vẫn theo sau bạn đó, dù cho bạn có không nhìn thấy…
Bạn đang đi một mình, trên một con phố nhỏ mà ánh đèn đường không đủ soi sáng, và bỗng nhiên, bạn nghe thấy tiếng bước chân phía sau. Ban đầu bạn nghĩ đó là tiếng chân mình vọng lại, nhưng không, càng nghe càng không phải, giống như nó đang thực sự đi theo bạn – cẩn trọng và đầy suy tính. Bạn thu hết can đảm và quay lại nhìn. Chẳng có ai ở đó. Bạn không nhìn thấy ai, nhưng bạn cảm nhận được, chắc chắn có kẻ ở đó, và nó vẫn đang bám theo bạn, chờ đợi cơ hội và… Hắn vẫn theo sau bạn đó, dù cho bạn có không nhìn thấy… Nếu một ngày bạn gặp phải trường hợp tương tự, nghĩa là bạn đã “được” Betobeto-san để mắt đến rồi đấy. Betobeto-san, hay còn gọi “thân mật” là ông Cộp Cộp (mô phỏng tiếng bước chân) được cho là xuất hiện rất nhiều ở tỉnh Nara, thuộc vùng Kinki của Nhật Bản. Tuy nhiên, người ta vẫn bắt gặp những trường hợp tương tự ở khắp Nhật Bản, và từ đó Betobeto-san được cho là có mặt ở khắp nơi trên đất nước mặt trời mọc. Tượng Betobeto-san ở thành phố Sakaiminato Cho tay vào thế này có sợ bị tợp không? >”< Betobeto-sanđược mô tả là có thân hình trong suốt, chỉ trừ đôi chân đi geta là có thể nhìn thấy được. Mặc dù nói là trong suốt, những hình ảnh thể hiện Betobeto-sanluôn kèm theo một nụ cười rộng đến tận mang tai. Nhưng đã có ai nghe thấy tiếng yêu quái này cười chưa thì không rõ, người ta chỉ nhắc đến tiếng bước chân của nó luôn bám sát phía sau. Cười trông nham hiểm ghê, chắc Betobeto-san đang khoái trá vì thấy kẻ đi đằng trước mình đang run lên như cầy sấy đó! Nhưng đừng lo, nếu bạn có chẳng may lọt vào mắt xanh của Betobeto-san và nó cứ bám theo bạn mãi, thì đừng quá hoảng hốt, chỉ cần bạn đứng tránh sang một bên đường và nói “Betobeto-san, sake e okoshi”, có nghĩa là “Betobeto-san, xin mời đi trước”, thì tiếng bước chân sẽ dừng lại và bạn có thể tiếp tục đi trong yên bình. Tượng Betobeto-san cũng được bày bán rộng rãi lắm đó Ngoài ra, còn có một truyền thuyết khác về Betobeto-san.Một ngày, có một người đàn ông đi một mình trong đêm khuya, tay cầm một chiếc đèn lồng. Đang đi thì ông nghe thấy tiếng bước chân phía sau mình. Khi ông lên tiếng “Betobeto-san, xin mời đi trước” thì có tiếng đáp lại “Trời tối quá, ta không đi trước được” “Vậy thì” người đàn ông nói, “hãy lấy đèn lồng của tôi mà dùng” Thế là Betobeto-sanmượn đèn lồng của người đó và đi lên trước. Ngày hôm sau, chiếc đèn lồng đã được đưa trả về trước nhà người đàn ông. Hành tung bí ẩn, luôn gây cho con người những nỗi ám ảnh kinh hoàng, nhưng Betobeto-san lại rất được yêu mến. Không những được tạc tượng trưng bày tại thành phố Sakaiminato, hình tượng Betobeto-san cũng được thể hiện trên nhiều sản phẩm độc đáo khác. Chặn giấy long lanh chưa này! Tròn tròn thế này làm thú nhồi bông hợp thật, nhưng không biết ôm Betobeto-san đi ngủ thì có bị ác mộng không nhỉ? >”< Lại toàn mơ thấy tiếng bước chân thì sợ lắm! Móc khóa nữa nè. Đeo cái này ở điện thoại, chắc không kẻ nào dám lấy cắp đâu. Thậm chí cả in áo nữa! Dễ thương quá! Trông Betobeto-san thế này có thua gì siêu nhân đâu nhỉ? :X Thế còn một ly cappuccino thơm ngon với nụ cười “rạng rỡ” thế này thì sao? Bây giờ thì các bạn đã hết sợ Betobeto-san chưa nào? XD Phải nhớ cách ứng phó khi ông Cộp Cộp hỏi thăm đấy nhé, không thì bạn sẽ không yên ổn về nhà được đâu! Yatchan |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:16 pm | |
| 倩兮女Cười thì cười nhưng mà chưa chắc đã vui nhé :(Con ma kì quặc đó tên là Kerakera-onna (thấy chữ onna, chắc hẳn các bạn đã nhận ra đây là ma nữ). Đối với một số người, không gì tồi tệ hơn việc bị cười vào mặt, và với họ, một con ma suốt ngày chỉ biết cười như Kerakera-onna là loại ma kinh khủng nhất. Nhưng đồng thời, Kerakera-onna cũng được rất nhiều người yêu mến, vì họ cho rằng nó mang đến tiếng cười và niềm vui cho mọi người. Mặt lúc nào cũng nhăn nhở này Trong tiếng Nhật, từ kerakera mô phỏng tiếng cười, chính vì thế, tên của con ma này cũng được đặt theo âm thanh đó. Truyền thuyết kể rằng, vào thời Edo, có một người phụ nữ xinh đẹp mang tiếng cười và hạnh phúc đến mọi nơi nàng đi qua, nhờ chính những tràng cười vui vẻ và khiếu hài hước của nàng. Mặc dù nàng chỉ lưu lại mỗi nơi một thời gian ngắn, nhưng nàng thường quay lại để đem đến niềm lạc quan và vui sướng tới mọi người. Kerakera-onna trong tranh cổ nhìn cái mặt thế này Ichi chỉ muốn cười theo thôi... còn gặp ở ngoài thì chưa chắc nha >_<
Trước khi Kerakera-onnaxuất hiện, đầu tiên người ta chỉ nghe thấy tiếng cười lanh lảnh của nó (tưởng tượng đang đêm mà nghe thấy tiếng cười the thé thì cũng chết khiếp ấy chứ! >”<), sau đó, khi quay lại, ta mới giật mình thấy một người đàn bà khổng lồ lù lù xuất hiện ở phía xa, tiếng cười của bà ta vang vọng khắp bầu trời. Kerakera-onna luôn bận trên mình những bộ quần áo lòe loẹt và kệch cỡm, và pha đủ thứ trò để cho đối phương phải cười. Nếu bạn có một chút can đảm và đứng lại chơi với nó một lúc, chắc chắn bạn sẽ không thể ghìm được cười. Nhưng hẳn là cái “chút” cam đảm đó không hề ít tẹo nào đâu nhỉ, phần đông các bạn sẽ bỏ chạy, đúng không? Nhưng điều khủng khiếp nhất sẽ xảy ra khi bạn bỏ chạy, bởi vì tiếng cười vui vẻ kia sẽ chuyển thành giọng mỉa mai và rất ám ảnh, nó sẽ bám theo bạn suốt đời! Lúc đó thì Kerakera-onna thật sự trở thành con ma kinh khủng nhất thế giới đó! Vậy nên, một lời khuyên cho các bạn là, khi gặp Kerakera-onna, cố gắng đón tiếp nó thật chu đáo nhé, và cười thật to vào. Pha trò cho các bạn cười rồi, Kerakera-onna sẽ bỏ đi. Chứ các bạn mà bỏ chạy là thảm họa đó! >”< MyDyingDoom
|
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:18 pm | |
| 雨女Có một con ma cứ ngày mưa sẽ hiện ra để chuyện trò cùng bạn... Mưa! Mưa! Mưa! Mùa thu mà suốt ngày mưa thôi! >”< Chắc là do Ame-onna rồi! Ichi muốn đi chơi mà cứ mưa thế này, phiền quá! Treo Teru-chan lên rồi, hi vọng mai trời sẽ nắng. Teru-chan yêu không này!! >”<
Ame-onna (雨女, “người đàn bà mưa”) là một linh hồn phụ nữ được mô tả trong cuốn Konjaku Hyakki Shuuicủa Toriyama Sekien như một người phụ nữ đứng trong mưa và liếm tay mình. Bà được coi là có liên quan tới một nữ thần ở núi Wushan của Trung Quốc, người biến thành mây vào buổi sáng và hóa mưa vào ban đêm. Bản thân linh hồn này giống với một vị thần trong dân gian hơn là ma quỷ. Người ta nói rằng có thể thấy bà đi dạo loanh quanh trong thế giới loài người vào những đêm mưa ẩm ướt. Nông dân, những người phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì cây trồng được tưới tắm, vẫn thường xuyên cầu nguyện để những linh hồn như Ame-onna xuất hiện. Vì mỗi khi bà đi đến đâu, mưa rơi theo tới đó. Người dân Nhật Bản cầu mưa Người Nhật Bản cổ cho rằng những đứa trẻ sinh trong những ngày mưa sẽ trở thành Ame-onna (onna là chỉ con gái) hoặc Ame-otoko(otoko là chỉ con trai). Và mỗi khi chúng đi đâu hay dự định làm gì đó, trời sẽ mưa. Mưa và những đứa trẻ đó có một sợi dây liên kết không thể cắt bỏ. MyDyingDoom |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:21 pm | |
| 天狗Từ truyền thuyết đến đời thực... Chắc các bạn còn nhớ, trong xxxHolic, zashiki warashi mỗi khi đi đâu đều có một bầy karasu tengu theo bảo vệ. Vậy chúng là những sinh vật như thế nào? Tengu (天狗 nghĩa là "thiên cẩu") là một trong những yêu quái nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Chúng sống chủ yếu ở những vùng rừng núi và đôi khi được coi trọng như thần thánh. Một số người còn tin rằng tengu là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh. Nếu như Karasu Tengu trong xxxHolic gợi nhắc đến hình ảnh Cupid do vẻ dễ thương của chúng thì trên thực tế loài tengu có vẻ ngoài dữ tợn hơn nhiều. Được mô tả như những sinh vật nửa người nửa quạ, các tengu sở hữu trên lưng một đôi cánh lớn với những lông vũ đen dài và bộ móng vuốt nhọn sắc. Những hình ảnh cổ xưa nhất về tengu gắn chúng với hình ảnh một loài chim săn mồi với cái mỏ chim lớn ngay giữa mặt. Đến khoảng thế kỷ 14, cái mỏ ấy dần được thay thế bởi một cái mũi đặc biệt lớn và dài cùng bộ mặt đỏ gay khiến chúng trông rất quái dị trong bộ quần áo của một nhà sư, nhưng cũng làm các tengu có phần giống con người hơn. Hình ảnh này vẫn được duy trì đến ngày nay trên các mặt nạ và tượng ở đền thờ Shinto. Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của tengu. Một số cho rằng tengu là một nhân vật trong truyện dân gian Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản từ khá sớm. Tuy nhiên, theo kujiki (旧事紀 _ cổ sự kí), thì Amanozako (天逆毎/ 天狗神), một nữ thần sinh ra từ Susanoo có nhiều điểm tương đối giống với những mô tả xưa nhất về tengu. Do đó, ta cũng có thể coi Amanozako là tiền thân của tengu ngày nay. Sở hữu đôi cánh lớn, một điều hiển nhiên là tengu bay rất giỏi. Chúng được cho là có thể bay từ chỗ này sang chỗ khác chỉ trong nháy mắt. Nó giải thích tại sao loài tengu sống chủ yếu trên núi cao mà ta vẫn thường nghe kể về việc có người gặp chúng trên đường. Tengu là những bậc thầy trong nghệ thuật biến hình. Cũng giống như nhiều loài yêu quái khác, chúng thích sử dụng khả năng này để trêu chọc, lừa gạt con người. Dễ thấy nhất là các tengu giả làm ẩn sĩ lang thang hoặc nhà sư để bày trò lừa gạt. Nhưng khác với các yêu quái khác, tengu ít khi giết người để ăn thịt. Các nạn nhân bị tengu bắt cóc sau một thời gian thường được trả về ở một địa điểm cách xa nơi bị bắt cóc và không nhớ gì về sự việc này. Hiện tượng này gọi là kami kakushi hay tengu kakushi. Do đặc điểm này nên đôi khi người nhà của những người bị mất tích do đi lạc cũng đổ lỗi cho tengu. Vì những trò quái ác như vậy, thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người đem thức ăn để cúng cho tengu, hy vọng chúng để họ yên. Tuy có hình dạng khá giống người, tengu lại có cách sống khá giống loài chim. Chúng nở ra từ những quả trứng rất lớn và làm tổ ở các cây cổ thụ trên núi cao. Có điều lạ là hầu hết các truyện kể về tengu đều miêu tả chúng dưới hình dạng đàn ông. Tengu cái dường như không được nhắc đến. Vì tengu được cho là nở ra từ trứng nên ta có thể bác bỏ giả thuyết chúng kết hôn với con người như một số yêu quái khác. Vậy thì có lý giải gì đặc biệt cho việc này không? Hay chỉ đơn giản là như một số người nói, tengu cái vẫn xuất hiện nhưng mọi người không nhận ra do chúng có hình dạng quá khác biệt? Cảnh Yuuko dùng quạt thổi bay watanuki đến chỗ zashiki warashi bị nhốt Tengu không thích những người kiêu ngạo và ích kỷ, nhưng chính chúng lại có tiếng là kiêu ngạo, thù dai và rất dễ bị xúc phạm. Dù ưa thích cuộc sống khá tách biệt và yên ổn, các tengu lại rất thích can thiệp vào xã hội con người. Chính những tính cách này khiến chúng đôi khi bị gắn với hình ảnh của chiến tranh. Theo truyền thuyết, các tengu rất hiểu biết về các kỹ thuật chiến đấu. Minamoto no Yoshitsune (源 義経), một chiến binh nổi tiếng cuối thời Heian, tương truyền là một tay kiếm xuất sắc là do được Sōjōbō truyền thụ. Vì thế, nếu một lúc nào đó bạn có dịp đến thăm 2 ngọn núi Takao hay Kurama tại Nhật Bản và bất chợt gặp một người đàn ông có cái mũi dài đang đi trên đường thì hãy cẩn thận. Đó rất có thể là một tengu giả làm người để đánh lừa bạn…:")) Quỳnh Anh |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:24 pm | |
| 木霊 Nếu chẳng may bạn lạc đường trong một khu rừng sâu... Các bạn đọc của Ichi News chắc hẳn quá quen thuộc với cái tên Hayao Miyazaki và hãng phim của ông – Ghibli Studio – rồi phải không? Thế còn Mononoke Hime thì sao? Hẳn nhiên là một trong những bộ phim kinh điển mang lại tên tuổi cho Miyazaki và Ghibli rồi. Mononoke Hime của Ghibli Studio Trong khu rừng linh thiêng nơi San sinh sống, có những linh hồn dạng người, màu trắng, xuất hiện suốt từ khi Ashitaka đặt chân lên mảnh đất phía Tây cho đến cuối phim. Các bạn có nhớ không nhỉ? Ashitaka đã gọi chúng là Kodama(mộc linh), sự tồn tại của những linh hồn này là biểu hiện của việc cây cối phát triển tươi tốt. Những linh hồn bí ẩn, chẳng nói chẳng rằng, chỉ phát ra những tiếng kêu vui tai mỗi khi cái đầu xoay tròn này là gì vậy? Hãy cùng Ichi tìm hiểu nhé! Cái “lũ nhóc” dạng người trắng trắng kia là nhân vật chính của chúng ta hôm nay đó Đúng như cái tên của nó, Kodama (木霊, 木魂, hay 木魅) là linh hồn của cây (giống như Dryad trong Thần thoại Hy Lạp). Nhưng không phải cây nào cũng có Kodama trú ngụ trong đó, mà chúng thường có xu hướng chọn cư trú trong những cây cao tuổi hoặc kích thước rất lớn. Cha cha~! Đâu ra mà lắm Kodama thế này? Người ta nói rằng kẻ nào cả gan chặt cây có Kodama sống bên trong sẽ đem lại tai ương cho toàn bộ làng mình, và thông thường một sợi dây linh thiêng gọi là Shimenawa được buộc xung quanh thân cây để bảo vệ nó khỏi những linh hồn quỷ dữ. Dây Shimenawa quanh thân cây nè trông qua đã thấy có “linh khí” rồi, nhỉ? Trong khi Kodamathông thường là vô hình đối với mắt người, người ta lại cho rằng chúng thường tinh nghịch đùa giỡn và bắt chước lại tiếng con người, tạo nên những tiếng vọng trong rừng. Từ đó, tiếng vọng cũng trở thành một nghĩa khác của từ Kodama. Kodamakhông giống như những linh hồn quỷ dữ hay ma nữ mà ngược lại, chúng rất thân thiện với những người nào coi trọng chúng. Các bạn có nhớ, trong Mononoke Hime, chúng đã dẫn đường cho nhóm của Ashitaka thoát khỏi rừng không? Vì là một linh hồn thiện, lại có hình dáng dễ thương nữa, nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bé Kodama này cực kì nổi tiếng nhé. Kappa thì có lễ hội, Rokurokubi thì có móc đeo chìa khóa, nhưng bé Kodama này thì lại là nguồn cảm hứng cho đủ mọi sự sáng tạo luôn đó. Từ những món đồ “ăn theo” Mononoke hime… Tem Móc khóa – trông hơi… ngớ ngẩn nhỉ? Huy hiệu cài Mô hình thủy tinh – long lanh thế này thì ai mà cầm lòng được cơ chứ!!? Đến những sản phẩm sáng tạo hết sức độc đáo… Tranh tường Đến bí ngô cho Halloween cũng không vắng bóng Kodama *đau tim quá* Ngon thế này thì ai mà nỡ ăn hả trời!!? >”< Sáng tạo đến mức lôi cả ổ cắm với phích cắm ra thì Ichi đầu hàng rồi… =.= Nhưng nhìn phát là biết ngay đúng không? XD Bình thường Kodama là vô hình với con người, nhưng nếu bạn thật sự yêu quý rừng cây, biết đâu một ngày nào đó bạn có thể sẽ nhìn thấy Kodamathì sao? Lúc đó đừng sợ nhé, vì chúng sẽ không làm hại bạn, mà ngược lại, có thể dẫn lối cho bạn nếu chẳng may bạn lạc đường đó. Râu |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:27 pm | |
| 獏/ばく Khi ngủ mà gặp ác mộng thì bạn làm gì nào?
Một ngày có 24 tiếng thì trung bình bạn mất ít nhất 6-8 tiếng vào việc ngủ. Ngủ thì tất nhiên là sẽ mơ. Nhưng không may, không phải giấc mơ nào cũng dễ chịu cả. Hồi trước có lần đang ngủ thì mơ thấy một con ma đang đuổi theo mình, tôi hét toáng lên, tỉnh dậy rồi sau đó không dám ngủ tiếp luôn. Nhưng chẳng lẽ cứ gặp ác mộng thì không ngủ nữa? Vậy thì phải làm thế nào? Có một cách rất đơn giản . Người Nhật tin rằng những cơn ác mộng đó là do những linh hồn xấu xa tạo nên. Vì thế nếu đang ngủ mà gặp ác mộng thì bạn chỉ việc gọi tên con baku đến ăn giấc mơ của mình, rồi thì cứ ung dung mà ngủ tiếp. Và hãy yên tâm rằng lần này thì bạn không còn bị giấc mơ đó quấy rầy nữa.
Baku (獏/ばく_ yêu quái ăn giấc mơ), là một yêu quái trong thần thoại Trung Quốc và Nhật Bản. Đúng như tên gọi của mình, chúng ăn những giấc mơ, đặc biệt là ác mộng. Mặc dù được nhắc đến khá nhiều, nhưng có một thực tế là chả ai trông thấy con baku bao giờ. Thế nên khi được yêu cầu mô tả nhận dạng của chúng thì mỗi người nói một kiểu. Nhận dạng được biết đến nhiều nhất là một sinh vật có mình gấu, vòi voi, đuôi bò và chân có móng sắc như loài hổ. Baku tuy cũng là yêu quái nhưng chúng lại giúp đỡ con người bằng cách ăn ác mộng hoặc những linh hồn xấu gây ra những cơn ác mộng đó. Đôi khi chúng làm việc này mà không cần ai gọi, nhưng hầu hết các truyền thuyết đều kể rằng người nằm mơ phải tỉnh dậy và gọi baku đến nếu muốn chúng ăn giấc mơ của mình. Một số truyện còn kể rằng baku có thể chuyển những giấc mơ bị chúng ăn thành may mắn. Về điểm này thì chúng hơn hẳn cái lưới bắt giấc mơ của người Objiwa. Và nếu bạn ngủ trên một tấm da con baku thì mọi bệnh tật sẽ bị đẩy lùi, nhưng ấy là nếu bạn tìm bắt được một con như thế đã. Tranh vẽ hình baku do đó thường được treo ở gần giường ngủ như một bùa cầu may và tránh ác mộng. Vào thời Edo, người ta còn dùng gối trên đó có hình con baku để mời baku đến. Ngày nay, đôi khi các bậc phụ huynh vẫn mua cho con mình một con baku nhồi bông để ôm đi ngủ với hy vọng nó sẽ bảo vệ những đứa trẻ khỏi những giấc mơ xấu. Nổi tiếng như thế nên việc con baku được nhắc rất nhiều trong các manga, anime và cả game nữa cũng chẳng có gì là lạ. Trong Nightmare Inspector: Yumekui Kenbun , nhân vật chính là Hiruko _ một con baku xuất hiện trong hình dáng một thiếu niên. Cậu ta giúp giải phóng các khách hàng khỏi sự ám ảnh của những cơn ác mộng kéo dài với tiền công là chính những giấc mơ đó. Drowzee trong Pokémon Có con baku rồi, nên từ nay khi đi ngủ bạn khỏi sợ ác mộng nữa. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn cứ chờ ác mộng đến để gọi con baku đâu nhé. Trước khi đi ngủ nhớ đừng xem phim hay đọc truyện ma, cũng đừng ăn quá nhiều mà hãy thư giãn, để tinh thần được thoải mái. Làm như vậy bạn sẽ có những giấc mơ đẹp mà không cần tìm đến baku để giúp bạn ăn giấc mơ nữa. Quỳnh Anh |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:28 pm | |
| 二口女 “Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nhỏ có một kẻ hà tiện sinh sống, vì không thể chịu phải tốn tiền để nuôi một người vợ, nên lão sống hoàn toàn cô độc. Một ngày, lão gặp một người phụ nữ không ăn gì cả, và ngay lập tức lấy làm vợ. Bởi vì cô gái chẳng bao giờ ăn gì, mà vẫn tần tảo làm lụng, lão già hà tiện cực kì sung sướng, nhưng mặt khác lão bắt đầu tự hỏi vì sao các kho thóc của mình lại đang giảm đi nhanh chóng. Một ngày, lão giả vờ ra khỏi ra đi làm, nhưng thay vào đó lại trốn vào phía sau để do xét người vợ mới. Trong nỗi khiếp sợ, lão nhìn thấy tóc của vợ mình rẽ ra ở phía sau đầu, xương sợ tách rộng để lộ một cái mồm há ngoác. Cô ta cởi tóc, những lọn tóc với ra như những xúc tu để lấy gạo và đưa chúng vào cái mồm háu đói.” Cái mồm thứ hai của người vợ… Nghe xong chuyện mà các bạn vẫn chưa ngủ được thì chúng ta lại cùng nhau tìm hiểu thêm về “căn bệnh” của người vợ đó nhé. Cô ta là gì? Tại sao lại xuất hiện cái mồm thứ hai? Những người đàn bà như câu chuyện trên được gọi là Futakuchi-onna ( 二口女– “người đàn bà hai mồm”) là một loại yêu quái hay ma quỷ của Nhật Bản. Chúng có đặc điểm là có hai mồm – một cái bình thường ở trên mặt và cái thứ hai ở sau đầu, dưới lớp tóc. Tại đó, xương sọ của người đàn bà này tách ra hình thành môi, răng và một cái lưỡi, tạo thành một cái mồm thứ hai với đầy đủ chức năng. Mặc dù có một số câu chuyện liên hệ sự xuất hiện cái mồm thứ hai của Futakuchi-onna với những nguyên nhân khác nhau, nhưng nó được liên hệ nhiều nhất với việc phụ nữ ăn ít đến mức nào. Một người sắp trở thành Futakuchi-onnathường là vợ của một kẻ keo kiệt và hiếm khi ăn. Để chống lại việc này, một cái mồm thứ hai xuất hiện một cách bí ẩn phía sau đầu của người phụ nữ. Cái mồm thứ hai thường lầm bầm những lời đầy hằn học và hăm dọa với người phụ nữ và đòi thức ăn. Nếu không được cho ăn, nó có thể rít lên đầy tục tĩu và tạo ra cho người phụ nữ cơn đau khủng khiếp. Cuối cùng, tóc của người phụ nữ bắt đầu chuyển động như một cặp rắn, cho phép cái mồm dùng những bữa ăn của người phụ nữ. Một Futakuchi-onnacũng thường được coi như một người đàn bà để mặc con riêng của chồng chết vì đói trong khi vẫn nuôi con mình no đủ. Có lẽ linh hồn đứa trẻ bị bỏ rơi đã ám trong cơ thể mẹ ghẻ để trả thù. Trong một câu chuyện khác, cái mồm thứ hai được tạo ra khi một trong những người đàn bà keo kiệt này bị rìu của chồng mình đập vào đầu khi ông ta đang chẻ củi, và vết thương không bao giờ lành. Trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản, câu chuyện về Futakuchi-onna cùng loại với Rokurokkubi, Kuchisake-onna và Yama-uba,đều là những phụ nữ phải chịu đựng những lời nguyền rủa và những căn bệnh dị thường, khiến họ hóa thành yêu quái. Sự dị thường của những người phụ nữ trong những câu chuyện này thường được giấu cho đến phút cuối cùng, khi bản chất thật được bộc lộ. Các bạn nữ nhớ cẩn thận, “thắt lưng buộc bụng” vừa vừa thôi, không là cái mồm thứ hai xuất hiện đó nha!! >”< Yatchan |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:32 pm | |
| 唐傘Rào rào rào!! Mưa rồi. Mưa to quá, mà bạn thì không mang theo áo mưa hay ô. Bỗng bạn nhìn thấy ở góc tường của trường học dựng một chiếc ô cũ. Nó đã khá sờn rách, nhưng vẫn dùng được. Vậy là bạn quyết định mượn tạm chiếc ô cũ đó để về nhà. Nhưng khi vừa cầm vào cán ô, một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng bạn...Chiếc ô này thật quái đản, nó mềm và lạnh lẽo. Khi nhìn sang chiếc ô, bạn nhận ra mình đang cầm vào một cái chân trần! Và, bạn không bao giờ còn có thể về nhà được nữa… ... không bao giờ không bao giờ không bao giờ ....
Karakasa (唐傘 “ô Trung Quốc”), hay còn gọi là Kasa Obake (ma ô), là một loại Tsukumogami, một dạng ma Nhật bắt nguồn từ những đồ vật đạt đến ngưỡng 100 năm tuổi, và thu hút được sinh khí. Karakasanói riêng là hồn ma của những chiếc ô trăm năm tuổi. Những chiếc ô này thường được bồi bằng giấy dầu. Đặc điểm của chúng là có một mắt, một cái lưỡi dài đỏ lòm thè ra từ cái mồm há ngoác, và chỉ có một chân, thông thường là đi geta. Một con Karakasa điển hình Karakasa là một kẻ chuyên đi lừa gạt, và rất thích dọa nạt con người. Tuy nhiên, chúng cũng rất thích chơi đùa. Chúng sẽ rất hạnh phúc khi được chơi với bất cứ ai, đặc biệt là những người có vẻ ngoài trẻ con. Karakasa rất thích bay lượn lòng vòng trong những ngày trời mưa.
Trông đáng sợ quá oa oa :(( Dường như đối với người Nhật, những con ma cũng có sức cuốn hút riêng. Cũng giống như Kappa, Karakasa cũng được người ta tổ chức lễ hội. Lễ hội Karakasa thường được tổ chức vào mùa hè, ở đó người ta bắn pháo hóa, mặc đồ truyền thống nhảy múa, ngoài ra còn có các gian hàng trò chơi dân gian và ẩm thực truyền thống.
Đèn lồng của lễ hội Quang cảnh náo nhiệt của lễ hội của những con ma ô Karakasa Mặc dù là ma, nhưng vẻ ngoài có phần ngốc nghếch của Karakasa (lưỡi lúc nào cũng thè lè) và bản tính thích vui đùa của nó khiến đôi khi người ta không sợ mà còn có cảm tình với nó nữa. Bằng chứng là đồ chơi Karakasa xuất hiện rất nhiều ở Nhật, thậm chí tay chân còn có cả khớp nối để cử động nữa.
Karakasa cũng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim và truyện, thậm chí cả game. Bộ phim nổi tiếng The Great Yokai War cũng không thể vắng mặt nhân vật này.
Karakasa trong The Great Yokai War Dù sao các bạn cũng đừng vì Karakasa mà bỏ thói quen dùng ô nhé, vì ô của chúng ta toàn là ô mới, không có cái nào “sống” được đến 100 năm đâu mà lo nó bị hóa ma nha >_<
Yatchan |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:34 pm | |
| のっぺら坊 Tranh vẽ Ma không mặt của Asai Ryoi Noppera-bou (のっぺら坊) - ma không mặt, là một loại ma truyền thống của Nhật Bản. Đôi khi chúng bị nhầm với Mujina, một từ Nhật cổ chỉ loài chồn hoặc lửng. Tuy nhiên Mujina là loài động vật có khả năng biến thành hình dáng của những vật khác, còn Noppera-bou thì thường là người. Những con vật này đôi khi cũng biến thành Noppera-bou để hù dọa con người. Lafcadio Hearn đã dùng tên loài vật để đặt tựa cho bộ phim về những con quái vật không mặt, có lẽ điều đó đã gây ra những cách dùng từ sai. Nhìn gương mặt anh ta trong chậu nước mà xem!! Noppera-bou chủ yếu chỉ dọa dẫm con người, còn ngoài ra thì vô hại. Đầu tiên chúng xuất hiện như những người bình thường, đôi khi lại đóng vai một người giống với nạn nhân, trước khi làm cho nét mặt họ biến mất, để lại một khuôn mặt trống trơn trên một nền da mịn, không mắt, không mũi, không mồm. Noppera-bou trà trộn giữa con người Noppera-bou và ao Koi Truyền thuyết này kể về một người đánh cá lười biếng đã quyết định đi câu ở ao hoàng tộc Koi gần cung điện Heiankyo. Mặc cho người vợ cảnh cáo rằng cái ao đó nằm trên vùng đất thiêng, và gần khu nghĩa địa, người đánh cá vẫn quyết tâm đi. Trên đường đi, anh ta gặp một người đánh cá khác, người này cũng khuyên anh điều tương tự, nhưng anh cũng bỏ ngoài tai. Đến nơi, anh gặp một người phụ nữ trẻ, cô gái nài nỉ anh đừng câu cá ở cái ao này. Anh ta lờ cô gái đi, và thật kinh hoàng, cô ta tẩy sạch mặt mình đi. Quá sợ hãi, người đánh cá chạy thục mạng về nhà, anh đã đã đụng phải một người có vẻ như vợ mình, bà ta đánh đập ông vì sự độc ác của ông, sau đó cũng tự tẩy trắng mặt mình. Mujina của đường Akasak Câu chuyện nổi tiếng nhất về Noppera-bou được Lafcadio Hearn thu thập trong quyển sách của mình: Kwaidan - Những truyền thuyết và nghiên cứu về những vật thể lạ. Câu chuyện kể về một người đàn ông đi qua phố Akasaka để tới Edo (tên cũ của Tokyo), anh đã đi ngang qua một người phụ nữ ở một vùng quê hẻo lánh gần đồi Kunizaka, cô đang khóc và tỏ ra tuyệt vọng. Sau khi anh cố gắng an ủi và đề nghị giúp đỡ, người phụ nữ quay mặt về phía anh, làm người đàn ông giật mình kinh hoàng vì khuôn mặt trắng bệch, trống trơn của một con ma không mặt. Hoảng sợ, anh chạy hết sức bình sinh, cho tới khi đi ngang qua một quán mì Soba. Dừng lại để nghỉ, người đàn ông kể cho chủ quán câu chuyện của mình, nhưng ngay sau đó anh giật mình lùi lạ khi người chủ quán Soba vuốt mặt, biến thành một Noppera-bou. Người chủ quán Soba không mặt Những truyền thuyết về Noppera-bou còn rất nhiều, ví dụ như về một người phụ nữ trẻ được cứu thoát khỏi toán cướp bởi một Samurai oai vệ trên lưng ngựa, nhưng anh ta không có mặt; về những quí tộc đi hẹn hò, để sau đó phát hiện ra cô nàng gái gọi hạng sang mà mình đã chơi bời cùng, là một Noppera-bou. Rất nhiều bộ phim có sự góp mặt của Noppera-bou, trong đó, về hoạt hình, có lẽ nổi tiếng nhất là Pom Poko của Ghibli Studio và Inuyasha. Ngoài ra còn một bộ phim mới phát hành năm 2005 - Đại chiến Ma Giới. Nopperabou trong The great Yokai war Yatchan |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:36 pm | |
| 河童Kappa (河童 – Hà Đồng) là một loại thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản. Nó cao cỡ một đứa trẻ bốn hoặc năm tuổi, và còn được gọi là Kawako (川子 – Xuyên Tử - đứa con của sông). Kappa có dạng giống khỉ hoặc ếch hơn là giống người. Điểm đặc trưng của loài thủy quái này là có một cái đĩa nước trên đầu, chừng nào cái đĩa còn đầy nước thì Kappa còn sức mạnh. Ngoài ra, Kappa có mũi khoằm, mắt tròn, bốn chi có màng, năm ngón, có thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, nhưng chủ yếu có màu xanh xám. Nhìn cái hình vẽ dễ thương này bạn có liên tưởng đến bộ manga nào không? Tớ thì nghĩ ngay đến Yaiba, trong đó cũng có một “bé” Kappa nhỏ xíu, thích chơi game. Người Nhật cũng tin rằng Kappa là một sinh vật rất vui nhộn, đôi khi chúng giúp họ, và đôi khi còn chơi đùa với họ nữa. Chúng cũng rất thích thử khả năng với những môn thể thao như Shogi (một loại cờ của Nhật Bản) hay Sumo. Tranh vẽ Kappa (năm 1836), thể hiện một con Kappa được báo cáo là tìm thấy trong lưới ở bờ biển phía Đông Mito vào năm 1801 Bộ hài cốt "được nghi vấn" là của Kappa tại bảo tàng Tuy nhiên, sinh vật này luôn khiến mọi người khiếp sợ, vì lẽ, sự tò mò đối với thế giới con người, và những trò đùa nghịch tai quái của chúng thường gây ra những hậu quả không nhỏ. Chúng thích lật váy, hoặc kimono của phụ nữ lên, xì hơi ầm ĩ, hay tồi tệ hơn, là cướp cây trồng, bắt cóc trẻ em, cưỡng bức phụ nữ… Một tấm biển cảnh báo cho trẻ em rằng Kappa đang rình rập dưới nước Trên thực tế, thịt trẻ em là món khoái khẩu của Kappa, đôi khi nó cũng ăn cả người lớn nữa. Và để tránh cho thảm họa này xảy ra, người ta phải dâng cho nó những món quà hoặc vật tế, đặc biệt là dưa chuột, thứ duy nhất nó thích hơn thịt trẻ em. Thậm chí đến món sushi cuốn dưa chuột nổi tiếng cũng mang tên nó – kappamaki. Kappa còn được biết đến với hành động lôi người xuống nước và rút gan của họ qua đường hậu môn. Món Kappa maki – sushi cuốn dưa chuột Mặc dù rất đáng sợ, nhưng thực chất Kappa không có chủ ý hại ai cả, chúng chỉ tò mò và nghịch ngợm mà thôi. Kappa xuất hiện trong rất nhiều manga, anime, tiểu thuyết, phim… và là một trong những quái vật truyền thuyết nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Với kích cỡ như một đứa trẻ, hình tượng Kappa đôi khi được dựng lên rất dễ thương. Như búp bê bằng sứ phía dưới nè. Bạn biết không, ở Nhật Bản còn có cả lễ hội Kappa nữa đó. Họ tổ chức lễ hội để thể hiện sự tôn trọng đối với Kappa, để chúng không hại họ nữa. Lễ hội Kappa ở Koyaguchi Các bạn (nhất là các em nhỏ) nhớ phải cẩn thận khi tới gần khu vực sông suối đó nhé. Rất có thể Kappa đang rình rập đâu đó phía dưới. Và để chắc ăn hơn, khi đến gần mép nước, hãy mang theo dưa chuột để có thể cống cho Kappa và chúng sẽ không làm hại các bạn. Quỳnh Trang |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 3:38 pm | |
| ろくろっ首 Cô gái này có đủ “duyên dáng” với bạn không?
Đối với bạn, hình ảnh ấn tượng nhất của Nhật Bản là gì? Một samurai lão luyện trong bộ giáp sờn cũ, núi Phú Sĩ sừng sững trong mây, một đĩa đầy ắp sushi ngon lành, hay chỉ đơn giản là bóng dáng một thiếu nữ trong bộ kimono truyền thống? Một thiếu nữ xinh đẹp ngồi một mình dưới ánh trăng thanh, và khiến bạn say đắm ngắm nhìn. Nhưng bỗng… bạn sửng sốt – mình hoa mắt ư – rõ ràng cổ cô ta đang dài ra…Và bạn bắt đầu nhận ra mối nguy hiểm… Cô gái này có đủ “duyên dáng” với bạn không? Cô nàng cổ dài đó chính là một con ma truyền thống của Nhật Bản có tên Rokurokkubi ( ろくろっ首). Vùng hoạt động: mọi nơi, nhất là những thành phố xa hoa và ăn chơi Khả năng đặc biệt: kéo dài cổ Mức độ nguy hiểm: thường là vô hại Thích: những kẻ tham lam hoặc tự kiêu Không thích: những kẻ tỏ ra đoan trang và biết kiềm chế, những thứ nhàm chán Một bức tranh cổ về Rokurokkubi Ban ngày, Rokurokkubitrông không khác gì những cư dân bình thường, nhưng vào ban đêm, chúng được tiếp thêm sức mạnh và có thể làm cho cổ dài ra đến mức kinh ngạc. Chúng cũng có khả năng biến khuôn mặt thành những Oni đáng sợ (quỷ của Nhật Bản) để tăng thêm sự khủng khiếp của mình. Thử tưởng tượng bạn đang được một geisha xinh đẹp tiếp chuyện, bỗng nhiên… Trong hình dạng con người ban ngày, Rokurokkubi sống rất bình thường, không mấy ai phát hiện ra được chúng, thậm chí chúng còn có thể lập gia đình với con người. Rất nhiều Rokurokkubitrở nên quen với cuộc sống mà chúng phải chịu những nỗi đau lớn lao để che giấu bí mật về hình dạng thật của mình. Tuy nhiên, về bản chất chúng là những kẻ chuyên đi lừa gạt, và chúng không thể kiềm chế được cái ham muốn do thám con người và làm họ hoảng sợ. Vì vậy một số Rokurokkubichỉ cần hiện nguyên hình trước những kẻ say, những gã khờ, những tên đang ngái ngủ hoặc những người mù để thỏa mãn ham muốn của mình. Số Rokurokkubi khác thì lại không kiềm chế đến mức đó, chúng cứ thả phanh đi dọa nạt con người. Rokurokkubi lộ nguyên hình vào ban đêm Theo một số truyền thuyết thì Rokurokkubiđã từng là con người, nhưng do nghiệp chướng mà chúng tạo ra, do chúng đã phá vỡ giới luật của đạo Phật nên bị biến đổi hình dạng. Thông thường, loại Rokurokkubi này cực kỳ tàn bạo, chúng ăn thịt người hoặc uống máu của họ chứ không chỉ đơn thuần là dọa suông. Những con Rokurokkubinày thường có con mồi ưa thích, ví dụ như những kẻ giống chúng - tức là cũng phá vỡ giới luật của đạo Phật, hay những người đàn ông. Một hình ảnh trong phim The Great Yokai War Rokurokkubirất nổi tiếng, là nguồn cảm hứng cho rất nhiều loại hình nghệ thuật và giải trí: điện ảnh, hội họa, manga/anime, game… Trong bộ phim ma nổi tiếng The Great Yokai War, cô nàng duyên dáng này cũng góp mặt trong xã hội loài ma. Móc khóa hình Rokurokkubi Một bằng chứng nữa cho sự được yêu thích của con ma này là đây – móc khóa hình Rokurokkubi! Dễ thương đấy chứ?! Bạn có muốn sở hữu một chiếc không? Giá của móc khóa này là 420 yên *bạn có thể mua tại các shop online nha*, tức là tầm 70.000 tiền Việt – cũng không quá đắt nhỉ - một cô nàng dễ thương thế này cơ mà? Erik Râu |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Mon Nov 17, 2008 4:07 pm | |
| 絵馬 Ema – những thẻ ước kỳ diệu! Tới đền chùa để cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân, gia đình và bạn bè là một trong những phong tục phổ biến của người dân ở hầu hết các quốc gia theo đạo Phật. Riêng tại Nhật Bản, sự kết hợp của đền thờ Thần Đạo với tâm thức Phật giáo biến một số phong tục tại quốc đảo này mang màu sắc hòa trộn bởi hai đạo giáo trên. Và một trong những hình ảnh thể hiện sự kết hợp thú vị ấy chính là những thẻ ước mà người Nhật quen gọi là Ema (Ở các đền thờ, Ema được treo xếp chồng như vậy cả năm nè) Ema (絵馬)là một tấm thẻ gỗ rất thường gặp tại các đền thờ Thần đạo của Nhật Bản. Người ta cho rằng, khi viết lên một tấm Ema điều ước nguyện của bạn và thành tâm treo lên khu vực treo Ema tại đền thờ thì thần linh sẽ nghe thấy những nguyện ước đó và biến chúng thành sự thực cho bạn. Đó là lý do mà ở Nhật khi người ta tới đền, chùa để cầu phúc lành đầu năm, hay cầu xin may mắn cho những kỳ thi quan trọng, cầu duyên…họ thường tranh thủ viết điều ước của mình lên những tấm thẻ ước Ema. [ (Cái Ema trái tim ghi là "ước gì mình được hẹn hò với Yoko!" đó.Dễ thương quá!) Khởi nguồn của những tấm thẻ ước Ema khá thú vị. Do ngày xưa người ta thường đem dâng ngựa cho đền để cầu xin may mắn nhưng rồi dần dần, tục lệ này đã được đơn giản hóa hơn mà thay vào đó là việc gửi lại cho đền thờ “ngựa vẽ” trên những tấm thẻ gỗ. Phong tục viết thẻ ước tại đền thờ Thần Đạo được xác minh là bắt đầu từ thời kỳ Nara (vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên). (Ema hình trái tim xinh chưa nè >_<)
Vào thế kỷ 14 sau Công Nguyên (thời kỳ Muromachi), người ta còn trang trí lên Ema rất nhiều những hình vẽ động vật hay hoa văn trang trí khác. Ema thời kỳ đầu có sự ảnh hưởng sâu sắc của phong cách dân gian nên họa tiết thường đơn giản. Những tấm Ema sau này được vẽ theo trường phái Ukyo, một trường phái tranh khắc gỗ nổi tiếng của thời kỳ Edo. (Bạn này học Violon nên có cái Ema vẽ hình cây đàn ngộ ghê chưa!)
Ema có rất nhiều hình dạng, song hình dáng thông thường ta hay gặp là hình ngũ giác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi đền thờ mà lại có những tấm thẻ ước có hình dáng độc đáo của riêng họ. Một mặt của Ema được trang trí bằng hình vẽ, họa tiết màu sắc còn một mặt để viết điều ước. Sau đó tất cả những Ema đã được viết điều ước sẽ được treo lên một giá gỗ và đặt tại khu vực sân trước hay bên hông của đền thờ. (Tạm dịch điều viết trên Ema này nha: "Dù cho sau này chúng ta có già đi thì ngay bây giờ mình cứ ôm thật chặt và hôn nhau em nhé!) Không như cô bạn An trong Đồng Hồ Cát hay nghĩ rằng “điều ước thì chỉ có một”. Ichi thì cho rằng, những nguyện cầu may mắn và tốt lành cho người thân và bạn bè hãy có thật nhiều, thật nhiều hơn nữa. Bởi chỉ cần ta luôn thành tâm cầu nguyện và tin tưởng thì một ngày nào đó, những điều ước nhất định cũng sẽ thành hiện thực (Mẹ của An đang tìm tấm thẻ ước thời trẻ của mình) (Tấm thé ước "tình iu" của An dành cho Daigo) Như điều ước của An đã viết vào lúc 12 tuổi, rằng: “cầu mong mình có thể cùng Daigo đi suốt, suốt cuộc đời này”.Và vào năm 26 tuổi, cuối cùng An cũng đã kết hôn với người con trai mà cô yêu thương trong suốt 14 năm qua. Điều ước của tuổi 12 giờ đây cũng đã thành hiện thực đó thôi. Vậy thì chỉ cần chúng mình viết những ước nguyện lên những tấm thẻ Ema và cầu nguyện thật chân thành thì điều kỳ diệu sẽ đến thôi bạn nhỉ?
Được sửa bởi LoveBaby Rjn ngày Tue Nov 18, 2008 12:57 am; sửa lần 4. |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:14 am | |
| Yêu quái trong tranh Như chúng ta đã biết, nghệ thuật Nhật có một lịch sử rất lâu đời. Kể từ thế kỷ VI, những tranh Phật từ Triều Tiên và Trung Hoa mang đến cùng lúc với sự du nhập của Phật Giáo. Sau đó các thiền sư Nhật dùng nghệ thuật để chuyển tải giáo lý. Trong giai đoạn sơ khai, những họa phẩm bản địa của Nhật Bản còn dựa theo các khuôn mẫu của Trung Hoa, nhưng họ đã nhanh chóng tạo phong cách riêng cho mình. Và càng ngày, hội họa Nhật đã mang nhiều hình thức đa dạng. Các nhà phê bình nghệ thuật Nhật thường nói đến 2 phong cách: Kara-e và Yamato-e (e ở đây nghĩa là tranh) Về phong cách Kara-e:Giai đoạn đầu này vẫn còn chịu ảnh hưởng hội họa Trung Quốc. Ða phần là những tranh liên quan đến đạo Phật; có những trường phái riêng, như trường phái Sesshu, trường phái Nanga. Nhưng cả hai dần dà muốn thoát ảnh hưởng Trung Quốc. Những tranh nổi tiếng tại ngôi chùa Horyuji còn được bảo lưu cho đến nay tiêu biểu cho nghệ thuật này. Về phong cách Yamato-e:Ðến giai đoạn này thì nghệ thuật hội họa Nhật thoát ly hoàn toàn ảnh hưởng ngoại nhập. Họ tự tạo sắc thái riêng. Cả trong lý luận nghệ thuật cũng nêu các tiêu chuẩn văn hoá bản địa. Ðó là những “cuộn tranh e-maki” thể hiện trên những tấm pa-nô, bình phong…Những trường phái chính là: trường phái Tosa, trường phái Kano, trường phái Korin. Ðặc sắc nhất là những ấn bản Nishiki-e của trường phái Ukiyo-e, thường dùng để kể lại những câu chuyện giật gân hoặc những tội ác đáng sợ. Những danh hoạ thế kỷ VII và VIII phải kể đến: Utamaro, Hokusai, Sharaku. Vào thời Meiji, người ta tin rằng những cơn ác mộng lặp đi lặp lại là do sự quấy nhiễu của ma quỷ. Bức tranh bên trên mô tả lại hình ảnh con quỷ được đồn đại rằng đã theo ám một gia đình thợ mộc vùng Kanda (Tokyo). Con quỷ dâm đãng này thường hiện hình vào lúc nửa đêm và quấy nhiễu giấc ngủ vợ người thợ mộc bằng những hành động ghê tởm cho đến khi gia đình ông phải thỉnh thầy trừ tà về. Sáng sớm ngày 4 tháng 4 năm 1083, người đàn ông tên Umemura Toyotaro bị đánh thức bởi một trận động đất. Khi anh ta cố gắng để ngủ lại, thì đứa con nằm cạnh bỗng khóc ré lên đầy kinh hoảng. Anh ta vội nhìn quanh xem có gì lạ và khiếp đảm nhận ra ngay phía trên đầu mình là một tăng lữ ba mắt đang nhìn chòng chọc xuống. Umemura không tin nổi vào mắt mình khi vị tăng lữ bí ẩn đó cứ cao dần cao dần lên đến khi đụng trần nhà. Nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, Umemura túm lấy tay áo của vị tăng lữ lôi xuống mặt đất. Vị tăng lữ bèn trở về nguyên trạng là một con chồn tinh tanuki. Còn bức tranh này họa lại loài cá sấu khổng lồ cư ngụ tại vịnh Koga (quận Mie) - một con quái vật biển vô cùng đáng sợ thường ẩn nấp trong tảo biển rồi bất ngờ tấn công tàu bè và nhai ngấu nghiến những nạn nhân xấu số bị rơi xuống nước. Có câu chuyện kể lại rằng, ngày nọ, một con tàu khi đi qua vùng này bỗng phát hỏa, khi thủy thủ đoàn buộc phải nhảy xuống biển để thoát thân, con quái vật nọ đã xuất hiện và ăn thịt hết toàn bộ. Bức tranh này vẽ lại hồn ma của một người chủ tiệm kẹo - ông này đã ốm và chết vì không thể trả được món nợ cho người hàng xóm là chủ một nhà hàng kinh doanh tempura rất thành công. Con ma đã quay lại để "trả nợ" theo cách của nó -__-" Năm 1874, đội quân hoàng tộc Nhật Bản và Navy tham gia vào cuộc viễn chinh tới Đài Loan – đây cũng là chuyến vượt biển đầu tiên của họ. Bức tranh vẽ một linh hồn không thể yên nghỉ được của một người lính Nhật trẻ tên là Saito, người đã chết vì bệnh tật trong cuộc hải trình. Hồn ma Saitor đã quay trở về nhà trong vài ngày để “thăm” anh trai – người đang vô cùng đau buồn sau cái chết của cậu. Lại là một hồn ma không thể an nghỉ khác, nhưng lần này là một người phụ nữ. Cô ta đã ốm và chết vì bị chồng đối xử quá tệ bạc. Lo lắng vì cách mà hắn ta chăm sóc cho đứa con nhỏ, cô ta bèn trở về từ thế giới của các linh hồn và than khóc bên tai người chồng xấu xa khi hắn ngủ. Đứa trẻ thức giấc trước tiên và bắt đầu khóc, cô bèn bế nó lên và cho bú. Khi gã chồng tỉnh dậy, hắn vô cùng kinh hoảng với cảnh tượng trước mắt, đến lúc đó cô mới biến mất. Khi một người đàn ông bước ra ngoài hiên nhà để xem vì sao đứa con nhỏ khóc, anh ta rất kinh hãi khi phát hiện ra một con đại bàng khổng lồ đang đậu trên cây tuyết tùng gần đó. Sinh vật mà khi đứng sẽ cao hơn cả một người đàn ông trưởng thành ấy đang nhìn chòng chọc một cách đói khát vào đứa trẻ. Trong lúc hoảng loạn, người đàn ông nọ vội chụp lấy khẩu súng và bắn vài phát để dọa con chim bay đi. Thế nhưng con quái vật đó đã tấn công và ăn thịt cả anh ta. Hàn Dương |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:28 am | |
| Người Nhật và mỹ học về cái chếtHầu như ngày nào cũng có người tự sát trên đất Nhật. Trong các tác phẩm văn học Nhật, ngay cả trong manga, loại truyện tranh giải trí phổ biến ở Nhật, cũng luôn có cái chết ám ảnh. Ðiều này làm cho những ai không phải người Nhật thường thắc mắc. Giải thích về điều này, ông Fuziwara Masahiko, giáo sư, nhà toán học nổi tiếng người Nhật trong quyển Phẩm cách dân tộc (Kokka no Hinkaku, 2005), cho rằng đó là kết quả của tinh thần võ sĩ đạo (samurai doo) và quan niệm có tính mỹ học về cái chết (sinu no migaku) của người Nhật.
Tính cách của một dân tộc là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của những người thuộc dân tộc đó, biểu hiện thái độ điển hình của những người thuộc dân tộc đó trong những hoàn cảnh điển hình. Cái tạo ra, hình thành nên tính cách dân tộc là cái có tính tổng hợp, là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố tự nhiên, vật lý (physical world) như địa lý, môi trường với các yếu tố mang tính xã hội, tinh thần (spiritual world) như lịch sử, văn hoá mà dân tộc đó sinh sống. Tính cách dân tộc là nhân tố quyết định cho tinh thần, tư tưởng dân tộc. Nếu có những dân tộc như dân tộc Việt, phải trải qua quá nhiều nghìn năm liên tục chống chọi ngoại xâm, chỉ để cố giữ cho được sự tồn tại nhỏ bé của mình trước một thế lực bạo liệt như Trung Hoa thì sự yêu chuộng cái chừng mực, vừa phải, chỉ yên tâm với những cái hài hoà, xinh xắn, dễ thương là điều có thể hiểu được.
Từ trong sâu thắm, mong muốn có tính tiềm thức (subconscious desires) của người Việt phải chăng là mong muốn có được một đời sống hoà bình, yên ổn, không bị quấy phá. Trong khi đó, với những đặc trưng về địa lý của một đảo quốc, một cách tự nhiên bị cô lập, tách biệt với thế giới, với một bề dày lịch sử tìm cách chống chọi, khuất phục thiên nhiên thì cái tính cách ưa chuộng đối cực, ngưỡng mộ cái đỉnh điểm, cái vượt giới hạn của dân tộc Nhật cũng là cái có thể lý giải được. Dĩ nhiên để tìm hiểu cho đến tận cùng, thấu đáo cái làm nên tính cách, số phận một dân tộc thì đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu rộng, nghiêm túc và có tính học thuật. Một bài viết có tính chất cảm nhận như thế này khó có thể tránh những kết luận có tính võ đoán. Vì thế, chúng tôi chỉ xin phép được giới hạn trong phạm vi nêu vấn đề. Nói về tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật thì không thể không nhắc đến câu chuyện về 47 vị Samurai thời Tokugawa (khoảng năm 1701) mổ bụng tự sát sau khi trả thù cho chủ tướng. Ðây là một câu chuyện có thật trong lich sử, được toàn thể dân Nhật yêu chuộng, xem như một câu chuyện có tính cổ điển để dạy trẻ con, đã được nâng lên thành biểu tượng cho tinh thần võ sĩ đạo kết hợp với tính cách đối cực và quan niệm có tính mỹ học về cái chết của người Nhật. Như mọi người biết, rất lâu dài trong lịch sử Nhật, suốt từ thời đại Heian (791-1185), qua đến thời Kamakura (1192-1333), rồi thời cát cứ của 12 vị tướng quân (1467-1573), ở đâu và khi nào, tầng lớp samuarai cũng chiếm vị trí cao nhất trong xã hội phong kiến Nhật (đặc biệt trong thời lãnh chúa cát cứ, sĩ, tầng lớp cao nhất trong cách phân chia xã hội thành bốn loại “sĩ – nông – công - thương” ở xã hội Nhật xưa là để chỉ võ sĩ, samurai, chứ không phải để chỉ tầng lớp có học thức cao như ta vẫn hiểu). Mãi cho đến thời đại Shogun Tokugawa, khi đối thủ cuối cùng bị Shogun Tokugawa loại bỏ, vai trò tối quan trọng của chiến binh samurai mới giảm nhẹ và mới có hiện tượng các samurai trở thành quan chức hành chính, giáo viên hay nghệ sĩ. Và vào năm 1868, khi thời đại phong kiến ở Nhật chấm dứt, vai trò của tầng lớp samurai mới bị xoá bỏ hoàn toàn. Dẫn chứng dài dòng như vậy để thấy tầm quan trọng của hình ảnh samurai trong tâm thức người Nhật. Về căn bản, tinh thần samurai có nguồn gốc từ Khổng giáo, với quan niệm sống trung thành với chủ, tôn trọng kỷ luật tự giác, đề cao lòng tự trọng. Các chiến binh samurai nếu chẳng may bị bại trận thì thà tự sát bằng cách tự mổ bụng còn hơn là để kẻ địch bắt và phải chết trong ô nhục. Tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” này theo thời gian đã trở thành một giá trị có tính vĩnh cửu với người Nhật.Cái chết, đối với người Nhật, vì thế, tượng trưng cho cái đẹp mang tính tuyệt đối. Người Nhật nói đến cái chết không phải với sự sợ hãi mà là nói đến một thách thức mỹ lệ. Chạm đến cái chết là chạm đến cái tận cùng, cái không ai vượt qua được. Vì thế tự sát là một hành động thoả mãn tính anh hùng của người Nhật. Nên, trong những hoàn cảnh mà cá nhân tự cảm thấy bất lực, người Nhật chọn cái chết như một giải pháp mà ít nhất có thể thoả mãn cho chính mình. Tự sát, đối với cá nhân đó, hoàn toàn không mang tính bi lụy. Và có lẽ cũng chính vì quan niệm này mà số người tự sát ở Nhật luôn đạt mức kỷ lục thế giới. Vì sao lại có cái quan niệm mỹ học về cái chết như vậy? Như trên đã đề cập, muốn tìm hiểu một cách thấu đáo, thì phải lật vấn đề từ gốc, từ những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lịch sử, tư tưởng, triết học Nhật,... Trong phạm vi bài viết ngắn này, tôi chỉ xin đưa ra một nguyên nhân, thiên về cách lý giải cảm tính. Theo quan sát có tính cá nhân, tôi đồ rằng yếu tố địa hình, địa chất khắc nghiệt của nước Nhật cũng có góp phần cho quan niệm mỹ học này. Nhật là nước thường xuyên xảy ra động đất. Ai cũng biết là “nó”, những cơn động đất, sẽ đến nhưng không biết chính xác là khi nào, bao giờ. Người Nhật có câu: Wasureta tokoro, tensai ga kimasu (thiên tai ập đến lúc mà người ta vừa mới quên nghĩ đến nó). Có nghĩa là con người ta gần như lúc nào cũng phải căng ra để chờ đợi, để đối phó với một đối thủ vô hình, gần như ngoài tầm tay với tới. Nhưng không phải chỉ một tháng, một năm mà thường trực, hàng chục năm, hàng trăm năm, hàng ngàn năm, không có deadline... Và mức độ, tốc độ tàn phá của “nó” thật là khủng khiếp. Chỉ trong nháy mắt, mọi thứ bị hủy diệt. Con người, nhà cửa, đường phố, vườn tược,... tất cả chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn. Cái chết bao trùm tất cả, ngạo nghễ, thách thức. Những người sống sót không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải kiên nhẫn đối mặt với cái chết, làm lại, kiên nhẫn, gầy dựng lại từ đầu. Quá trình này không phải ngày một ngày hai mà lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử sống còn của nước Nhật. Liệu sự tàn nhẫn, khắc nghiệt của tự nhiên có ảnh hưởng gì đến tính cách người Nhật không? Liệu con người lúc bị đẩy đến việc phải chứng kiến hoàn cảnh tang thương như vậy (thử tưởng tượng cha mẹ, chồng vợ, con cái, tài sản và cả môi trường quen thuộc chung quanh... trong phút chốc bị hủy diệt hoàn toàn) thì tâm lý, thần kinh của mình có bị biến đổi khác đi không? Liệu cái thẩm mỹ mang tính hủy diệt mà các nhà văn Nhật thường bị cuốn hút vào (Yasunari Kawabata trong Ðẹp và Buồn, Mishima Yukio trong Ngôi đền vàng - Kin Kakuji, Kobo Abe trong Khuôn mặt người khác...), phải chăng là có sự bắt nguồn từ đây? Thử đọc lại đoạn văn mô tả chàng trai điên cuồng hoạch định kế hoạch hoả thiêu và cuối cùng đã phóng hoả ngôi đền vàng, biểu tượng cho cái đẹp; hoặc đọc lại đoạn nói về việc tự sát của người giáo viên, người mà suốt hai mươi năm hikikomori (giam mình trong thư phòng, tránh tiếp xúc với bất cứ ai) vì bị mất lòng tin về con người một cách trầm trọng, cuối cùng chọn lấy cái chết vì đã tìm được người mình có thể tin tưởng được (Kokoro của Natsume Soseki). Hay đoạn cô gái trẻ Keiko nằm chết thanh thản sau khi trả thù cho cô giáo và cũng là người tình của mình trong Ðẹp và Buồn, ta có thể hiểu được phần nào quan niệm về cái đẹp của người Nhật. Cái đẹp bị hủy diệt là cái đẹp mang tính vĩnh cửu trong hồi ức. Và khoái cảm mang lại khi tự tay mình hủy diệt cái đẹp đó là khoái cảm cùng cực, mà cái có thể ở vị trí ngang bằng chỉ có thể là cái chết. Theo Jap4V |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:34 am | |
| Con số xui xẻo của người NhậtỞ Châu Âu và Mỹ, người ta tin rằng số 13 mang lại những điều xui xẻo và thứ 6 ngày 13 là 1 ngày cực kỳ xui trong cuộc đời. Ở Anh, khách sạn không có con số 13, rạp hát không có ghế thứ 13, không có tầng số 13... một số nơi khác ko bao giờ mời 13 khách, không khởi hành vào ngày 13. Thế còn Người Nhật thì sao? Họ có tin con số 13 mang lại điều xui xẻo? Câu trả lời là có, nhưng với họ, số 4 xui xẻo hơn. Từ bao đời nay, dân Nhật tin số 4 mới là con số xui xẻo. Số 4 được phát âm "shi", nghe tương tự như âm của chữ "Chết"- "Shi". Ở Nhật, rất nhiều bệnh viện không có phòng nào mang số 4, thậm chí còn không có tầng 4. Trên những máy bay của hãng hàng không "Nippon Airways" cũng ko có chiếc ghế nào mang số 4. Thang máy tránh con số 4…Vì thế, đại đa số người Nhật, khi bắt buộc phải nhắc đến số 4, họ thích sử dụng âm “YON” hơn là “SHI”, như một cách né tránh. Thang máy không có số tầng thứ 4 ^^ Thế còn trong manga và anime thì sao nhỉ? Các bạn hãy cùng Ichi phám phá nhé! Những nhóm 4 người xấu thường được cho cái tên Shitennou, liên quan tới Tứ Thiên Vương, bốn vị đức Phật canh gác cho 4 phương. Theo lịch sử, cái tên Shitennou được đưa cho một nhóm những người giỏi nhất của một vị chúa tể Samurai, cũng là nguồn gốc cho nhiều câu chuyện Nhật Bản. Tuy vậy thì lại có rất nhiều nhóm côn đồ trong anime đều có 4 thành viên, trong khi những nhóm anh hùng thì thường có 3 hoặc 5. Phải chăng cũng chỉ vì số 4 là dấu hiệu của những điều xấu xa, xui rủi? Trong Sailor Moon, các nhân vật phản diện thường đều là 1 nhóm 4 người (nhóm Amazon Trio cũng chỉ là thuộc hạ cho nhóm Amazones Quartet). Nhóm đầu tiên được đặt tên ngay là “Shitennou” (tạm dịch là “Tứ Thiên Bương”). Nhóm Witches Five trong phần 3 là một ngoại lệ, khi họ có 5 thành viên (với người thứ 5 có khả năng tự phân thân làm 2), nhưng trong manga, chỉ có 4 thành viên là hợp tác với nhau chống lại 4 Guardian Senshi, đến khi tập trung đấu với với cả nhóm mới ra 5 thành viên. Trong Get Backers, Ginji đứng đầu một nhóm tên là VOLTS, và dưới trướng trực tiếp của cậu là Shintennou. Cùng lúc họ khiến người dân ở Lower Town vừa kinh sợ vừa nể phục, và trong một series kể lại lúc cậu ấy và Ban còn là đối thủ của nhau. Theo một người trong nhóm họ, Shido, chức danh "Shitennou" là cho người nào đó đã chết đi sống lại vô số lần. Moroboshi Ataru trong Urusei Yatsura được cho là một kẻ “đại xui xẻo” vì được sinh ra vào đúng ngày tệ hại đứng thứ 2 trong lịch của người Nhật, ngày 13 tháng 4. Đây cũng là ngày kỷ niệm ngày mất của Phật Tổ còn ngày tệ hại nhất là ngày 4 tháng 4 hay còn được gọi là ngày “Tứ là Tử” >_< Có nhiều sức mạnh ẩn chứa trong con số “4” xuyên suốt trong series Death Note vì những lý do rất hiển nhiên. Lấy một rule trong Death Note làm ví dụ: “Một khi cái tên đã bị viết vào, người đó sẽ chết trong vòng 40 giây sau. Ngoài ra, ngươi có thêm 6 phút và 40 giây để viết chi tiết cái chết sau cái tên và nguyên nhân. Thế nhưng có một trong những rule không được đề cập tới trong series là việc ngẫu nhiên viết một cái tên sai 4 lần trong Death Note sẽ giúp cho người đó được miễn nhiễm khỏi Death Note. Tuy nhiên, viết một cái tên sai 4 lần một cách cố ý không chỉ không ảnh hưởng gì đến người kia, mà sẽ giết chính người viết tên. Vậy nếu bạn tự viết sai tên mình 4 lần? Nếu ngẫu nhiên bạn sẽ được miễn nhiễm, nếu là cố tình bạn sẽ bị chết. Trong Yakitate Japan, Ja-pan thứ 44 của Kazuma khá là nguy hiểm. Nó quá ngon đến nỗi bất kì ai ăn vào cũng đều có kinh nghiệm... mém chết. Điểm sơ qua như thế để bạn biết rằng số 4 trong quan niệm của người Nhật là con số vô cùng xui xẻo, nguy hiểm và vì thế mà hãy rất - rất thận trọng khi sử dụng nó với những người bạn đến từ Nhật Bản bạn nhé! Vitmay
|
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:36 am | |
| 座敷童Nếu là fan của xxxHolic, bạn chắc chắn không thể không biết đến nhân vật zashiki warashi (座敷童/座敷童子_, toạ phu đồng tử).Mặc dù chỉ là một nhân vật phụ và xuất hiện rất ít trong cả manga và anime nhưng đây lại là một trong những nhân vật để lại khá nhiều ấn tượng. Tuy nhiên, nếu trong xxxHolic, zashiki warashi được xây dựng với hình ảnh một thiếu nữ ngây thơ, dễ thương và hay xúc động thì zashiki warashi trong truyền thuyết Nhật Bản lại hoàn toàn ngược lại. Zashiki warashi là một yêu quái (youkai)khá đặc biệt. Nổi tiếng không kém gì tengu hay kappa, chúng được biết đến chủ yếu dưới hình dạng một bé gái khoảng 5-6 tuổi với mái tóc ngắn theo kiểu truyền thống và mặc kimono. Điều thú vị là không phải ai cũng thấy được zashiki warashi. Nhiều người cho rằng chỉ những người sống trong ngôi nhà mà zashiki warashi đang trú ngụ hay trẻ con mới có thể nhìn thấy chúng. Cũng giống như một đứa trẻ, zashiki warashi khá nghịch ngợm và thường bày ra nhiều trò tinh quái nhưng vô hại để trêu chọc mọi người. Về điểm này thì chúng tương đối giống với loài ma trơi. Nhưng trong khi ma trơi bị coi là sinh vật phiền phức chuyên xuất hiện trong bóng tối hù doạ những người yếu bóng vía, ở nhiều nơi zashiki warashi lại được mọi người chào đón như một thần bảo hộ. Họ cho rằng sự xuất hiện của zashiki warashi sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Trong truyện Zashiki-warashi no geta,sau khi người thợ làm cho zashiki warashi một đôi geta nhỏ, cửa hiệu của ông đột nhiên làm ăn rất phát đạt. Ngược lại nếu chúng bỏ đi thì bất hạnh sẽ ập đến. Dù một số cho rằng zashiki warashi ngoài việc đem lại may mắn cũng có khả năng đem lại vận rủi cho con người, bất hạnh ở đây có lẽ không hẳn là do chúng gây ra. Nhiều người giải thích bất hạnh này là để bù lại do trước đó gia chủ đã nhận được quá nhiều may mắn, nhưng cá nhân tôi lại nghĩ nó mang yếu tố con người nhiều hơn. Sau một thời gian liên tục gặp may trong mọi việc, sẽ chẳng có gì lạ nếu họ gặp một chút khó khăn khi đối mặt với mọi việc như một người bình thường. Vậy điều gì hấp dẫn các zashiki warashi? Truyền thuyết nói rằng để thu hút một zashiki warashi đến nhà mình, bạn phải tìm ra chúng và quan tâm chăm sóc một cách nhẹ nhàng như đối với một đứa trẻ thực thụ, mặc dù đôi khi sự quan tâm thái quá cũng bị cho là làm các zashiki warashi bỏ đi nơi khác. Không chỉ có thế, ít khi người ta bắt gặp zashiki warashi trong các căn hộ hiện đại. Đa số các truyện kể về chúng cho thấy zashiki warashi thích những ngôi nhà cổ truyền thống kiểu Nhật. Nếu có dịp đến sống ở một nơi như vậy, bạn hãy chú ý lắng nghe. Trong bóng tối bạn có nghe thấy tiếng bước chân của zashiki warashi không? Quỳnh Anh |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:40 am | |
| Bakemono Yashiki Đến thăm nơi "cư trú" của những hồn ma Nhật Bản nào >_<
Ban đầu mới nghe tới nhà mà hẳn là không ít bạn sẽ rùng mình đấy nhỉ! Thế mà ở Nhật Bản thì nhà ma là một hình thức giải trí phổ biến lắm đó! Nếu nhìn bề ngòai thì bạn có thể không bị ám ảnh hay sợ hãi lắm, vì biển hiệu và khung cảnh bên ngòai nhà ma trông khá là bình thường. Nhưng một khi bạn đã quyết định mua vé vào nhà ma thì phải vững tin là có một trái tim khỏe mạnh. Vì sao? Nếu tinh thần mà không vững sẽ có nguy cơ bạn ngất xỉu luôn đó! Cẩn thận đấy nghen! Nhà ma (tên tiếng Anh là Haunted house) còn có nhiều tên gọi khác như ngôi nhà bí ẩn (tên tiếng Anh là Mystery house ), hay là ngôi nhà quỷ (tên tiếng Anh là Monster house). Bạn sẽ thấy những ngôi nhà ma này ở những con phố của Nhật, thậm chí cả ở những khu công viên giải trí lớn, cũng dành ra một khỏang riêng cho nhà mà đấy! Ichi giới thiệu một số nhà ma nổi tiếng ở các thành phố ở Nhật nè: Hokkaido, Kyoto, Tokyo, Osaka... Vé vào cửa cho những ngôi nhà ma này hơi đắt đấy, vé cho người lớn khoảng 1400 yen, tương đương với khỏang 13 USD (tức là hơn 200.000 VND); đối với trẻ em là khỏang 400 yen, tính ra là hơn 60.000 VND. Các bạn có thể tham khảo giá trước khi chọn xem nên vào nhà ma nào. Khi bước vào bên trong nhà ma, bạn có thể cảm nhận được sự chân thực của những hồn ma, và quái vật đấy dù cho bạn có đinh ninh là chúng không tồn tại. Lý do là những ngôi nhà ma được trang bị hệ thống âm thanh, kỹ xảo ánh sáng, hình ảnh và cả diễn viên rất chuyên nghiệp. Với những yếu tố kỹ thuật và diễn xuất trên cộng thêm yếu tim sợ ma nữa thì bạn sẽ là “nạn nhân” tha hồ mà hét nha ^^ Cẩn thận không có bóng ma trắng cứ lướt đi lướt lại trước mắt chúng ta kìa. Dù biết là do diễn viên cải trang nhưng nhiều lúc cứ có cảm giác như thật ấy. Một góc đằng kia, bạn sẽ thấy mấy cái đầu người rồi khói từ đâu bay ra. Hic, canh chừng, biết đâu sẽ có con quỷ nào đó thình lình nhảy ra trước mắt bạn. Nhưng bạn vẫn đang thắc mắc là tại sao lại xuất hiện những ngôi nhà ma như thế này và tại sao lại có nhiều người vào thăm nhà ma thế? Đó là vì cuộc sống của người Nhật hiện đại rất bận rộn. Họ có rất nhiều áp lực đè nặng, chuyện gia đình, công việc và các mối quan hệ xã hội. Nhiều lúc căng thẳng, họ không biết giải tỏa ra sao- người Nhật vốn có tính tự tôn cá nhân rất cao nên rất khó chia sẻ cảm xúc với người khác, thậm chí là với người thân cũng vậy. Những lúc như vậy thì một trong liệu pháp được lựa chọn là họ sẽ tìm đến nhà ma để sợ và hét, điều này sẽ giúp họ giải tỏa rất nhiều đấy. Một số khác thì lại đam mê cảm giác mạnh, muốn thử thách tinh thần thép cũng vào nhà ma để thăm quan. Vì thế nhà ma có tên trong danh sách những địa điểm giải trí hấp dẫn khi bạn tới thăm Nhật Bản đấy! Có thể thấy là nhà ma đã đóng vai trò không nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân Nhật, thậm chí còn là một nét văn hóa đặc biệt nữa đó. Những du khách mới đến Nhật sẽ bất ngờ với những ngôi nhà ma nhưng khi họ hiểu hơn về con người Nhật Bản thì sẽ thấy “yêu” hơn những ngôi nhà ma. Dễ hiểu là nhà ma không bao giờ vắng khách viếng thăm ^^ Huyền Trang |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:45 am | |
| Vở kịch Noh Momiji-gari Dưới bóng cây phong mùa thu là ác quỷ hiện hình... Một ngày nọ, một nhà quý tộc đi săn hươu ở vùng núi thuộc xứ Shinano (nay là tỉnh Nagano), bất chợt gặp nhiều cô gái sang trọng đang vừa uống rượu sake, vừa ngắm lá mùa thu. Họ mời nhà quý tộc cùng tham gia, tuy trước đó ông chưa bao giờ gặp, tiếp rượu sake cho ông, và nhảy một điệu vũ vô cùng duyên dáng. Khi nhà quý tộc ngà ngà say và chợp mắt ngủ, bỗng nhiên một sứ giả từ ngôi đền Hachimangu xuất hiện, nói với ông rằng những người phụ nữ đó chính là lũ quỷ từ ngọn núi Togakushi gần đó. Rồi sứ giả trao cho nhà quý tộc một chiếc kiếm thần để tự vệ. Nhà quý tộc vừa choàng tỉnh giấc thì bị lũ quỷ tấn công, nhưng nhờ kiếm thần, ông đã tiêu diệt được chúng. Linh hồn của lũ quỷ (trong hình ảnh những thiếu nữ xinh đẹp) đã trú ẩn vào cây phong. Bạn có để ý là màu sắc của lũ quỷ thường là màu đỏ - trùng với màu của những cây phong mùa thu không ^^ Những hình ảnh các bạn đang chiêm ngưỡng được biểu diễn bởi những nghệ sĩ kịch Noh tại Hiroshima nhân dịp “momiji-gari” đang diễn ra tại vùng. Nội dung của vở kịch này cũng thường xuyên được biểu diễn tại nhiều vùng ở Nhật Bản (dưới nhiều hình thức biểu diễn khác) mỗi khi mùa thu đến. Và như tựa đề cùng nội dung đầy tính huyền thoại, Momiji-Gari luôn khiến người xem tràn đầy cảm xúc về một mùa thu đẹp đẽ và mơ màng trong cảnh sắc của những rừng phong lá đỏ nhuộm trời… BlogJP |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:54 am | |
| 御御籤Các bạn xem anime, manga cũng sẽ thấy hình ảnh của những mảnh giấy bé xíu ngồ ngộ này, đặc biệt là trong các cảnh cả gia đình đi đền, chùa đầu năm. Trong movie hợp tác Nhật Hàn Virgin Snow. Đó là khi anh chàng người Hàn (anh Lee Jun Ki ) trông thấy trong ngôi đền thờ những thẻ giấy nhỏ buộc trên cành cây đã hỏi cô bạn miko người Nhật (có chị Hachi của Nana đóng nữa nha) và được nghe trả lời mà tới 3 lần mới có thể nghe ra được, à, ra người ta gọi những mảnh giấy này là: OMIKUJI đấy nhé! Những hộp giấy đựng omikuji sặc sỡ tại Osaka ^_^
Vậy Omikuji là gì? Omikuji, được hiểu là một loại thẻ xăm, quẻ bói phán đoán vận mệnh. Với các quốc gia phương Đông thì hình thức tới đền, chùa xin thẻ xăm cầu mong điều tốt lành đã trở thành một phong tục phổ biến. Ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những lá xăm tương tự như thế này. Không chỉ có phụ huynh chúng ta hay đi đền, chùa cầu nguyện đâu nha mà chúng mình cũng có lúc sẽ phải thường ghé đến những nơi này đó nhé. Bởi cũng rất giống với chúng ta, trước những kỳ thi quan trọng thì các bạn học sinh Nhật Bản cũng có thói quen tới đền thờ để cầu mong tốt lành bằng việc xin những lá xăm may mắn. Tuy nhiên, như một trò may rủi của số phận, những lá xăm tùy thuộc vào điều bạn cầu nguyện và vận mệnh của bạn nên thật may mắn nếu bạn bắt trúng một thẻ xăm Đại Cát ( tiếng Nhật là Dai Kichi). Khi ấy, nhớ gấp lại cẩn thận và mang theo bên mình như một lá bùa may mắn khi bước vào phòng thi các bạn nhé! Còn ngược lại, mong bạn đừng lo âu nếu chẳng may bắt phải những thẻ xăm tiểu hung hay thậm chí đại hung. Hãy nhớ là đừng lo lắng trong những trường hợp này nhé bởi đã có những vật giúp bạn gánh lấy sự xui rủi rồi mà. Bạn chỉ cần nhớ gấp những thẻ xăm đó lại và buộc lên một cây thông trong đền trước khi ra về. Ngày nay thì trong một ngôi đền, người ta dựng khu vực để treo thẻ xăm xấu của khách tới thăm từ dây thừng và gỗ thông có kiểu dáng đơn giản như vậy.
Lý giải cho cách thức “giải xui” này là bởi, từ cây thông trong tiếng nhật đọc là Matsu và nó cũng đồng nghĩa với động từ “chờ đợi”.Thực hiện động tác này, người Nhật Bản tin tưởng rằng sự xui xẻo thiếu may mắn kia sẽ ở lại trên cành cây đó mà không xảy đến đối với bản thân mình và bạn bè. Có lẽ, bởi cũng giống như chúng ta luôn tin tưởng rằng: Sự thất bại chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Và những điều xui rủi, đôi khi lại giống với câu chuyện trong điển tích về “Tái ông mất ngựa”, ẩn sau những rắc rối rủi xui lại chính là những điều may mắn và tốt lành nhất sẽ đến khi bạn cố gắng vượt qua và kiên tâm chờ đợi. Nhưng nếu chẳng may gặp phải những thẻ xăm “xấu ơi là xấu” thì sao nhỉ? Hihi, thì hãy mau tìm lấy một cành cây và buộc nó lại như vậy nè. Mà để làm gì các bạn nhỉ? Tất nhiên là để cho những điều xui xẻo sẽ hóa dữ thành lành và tìm đến bạn vào một ngày đẹp trời nào đó. Chỉ cần chúng mình luôn tự nhủ rằng “chotto matte ne” (chờ thêm một chút nào) thì mọi việc rồi sẽ ổn cả thôi mà phải không bạn ^_^ |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 12:58 am | |
| 巫女 (Miko Rei Hino và Miko Kikyou)
Các fans của Inu Yasha hẳn không quên hình ảnh Kikyou trong bộ trang phục quen thuộc. Còn nhân vật Rei Hino của series anime Thủy thủ mặt trăng là con gái của một pháp sư trong đền nên nhân vật này cũng gắn liền nhiệm vụ của một miko bên cạnh vai trò thủy thủ Sao Hỏa của cô. (Kikyou, một miko quen thuộc trong anime, manga)
Vậy miko là những người như thế nào? Đó có thể hiểu đơn giản là các nữ nhân trông nom một ngôi đền thờ Thần Đạo, tương đương với các nữ ma sơ trong nhà thờ Thiên chúa giáo hay các ni cô ta thường gặp tại các ngôi chùa Phật Giáo. (Hình ảnh thường gặp của các miko trong anime)
Vai trò cụ thể của miko gồm có biểu diễn những điệu múa mang tính nghi lễ (miko-mai) và hỗ trợ pháp sư trong nhiều buổi lễ, đặc biệt là lễ cưới. (Một Miko đang thực hiện nghi lễ)
Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ các phận sự của đền, biểu diễn điệu múa nghi lễ, phân phát omikuji (các thẻ xăm) và phục vụ trong các cửa hiệu của đền. (Hình ảnh quen thuộc của các miko) (Phân phát Omikuji) Ngày nay, Miko là nhân vật phổ biến trong văn học Nhật Bản, manga và anime. Miko thường là nhân vật có tính truyền thống và dễ dàng nhận ra bởi bộ đồng phục. Đồng phục của miko bao gồm hakama, một áo kimono và vớ tabi màu trắng. (Miko bé nhỏ này nhìn thật đáng yêu trong bộ trang phục truyền thống nhỉ?) Hakama mà các miko mặc thường có màu đỏ nhưng các màu khác cũng không hiếm. Áo kimono có cánh tay dài, rộng và luôn là màu trắng bởi màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết. Một dải lụa trắng hoặc đỏ thường được cột trên tóc miko. (Nhìn bé miko này yêu chưa nè!!) Hiện nay thì hầu hết các miko trong đền thờ Thần Đạo là được thuê làm bán thời gian hoặc là những tình nguyện viên từ giới học sinh sinh viên Nhật Bản. (miko Kikyou Việt Nam, cosplay của Rumiko FC) Trong bộ phim điện ảnh hợp tác Nhật Hàn, Virgin Snow (phát hành tại Việt nam với tựa đề Kyoto tình yêu của tôi), có cảnh mở đầu nhân vật nữ chính đã gặp gỡ nhân vật nam chính (do Lee Jun Ki thủ vai) trong bộ đồng phục Miko tại một ngôi đền Thần Đạo. (Lee Jun Ki và Aoi Miyazaki trong Virgin Snow. Chị Aoi Miyazaki là người đóng Hachi trong live action Nana đó ^__^) Trường đoạn này đã được đánh giá là đẹp đẽ và lãng mạn nhất trong bộ phim bởi đó là sự gặp gỡ khởi đầu cho tình yêu của hai nhân vật chính. Có thể nói, sự hiện diện của Miko tại một ngôi đền thờ Thần Đạo đã làm cho không khí trang nghiêm của nơi đây thêm sinh động và ngày càng trở nên thu hút hơn đối với những du khách nước ngoài như chúng ta. Như Nghi |
| | | LoveBaby Rjn FC's Friend
▌Mảnh ngọc : 657 ▌Location : Balamb Garden ▌Thanks : 0 ▌Registration date : 08/02/2008
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản Tue Nov 18, 2008 1:05 am | |
| シャーマンCác fan hâm mộ Shaman King chắc hẳn không thể không quan tâm đến một phần rất quan trọng trong thế giới tâm linh của người Nhật, đó là các pháp sư, những người được xem là cầu nối giữa con người và thế giới bên kia.
Các pháp sư được nói đến ở đây là các shaman, để phân biệt với các thầy cúng hay thầy trừ tà thông thường. Không chỉ xuất hiện ở Nhật và nhiều nước châu Á, các shaman sống rải rác khắp thế giới, tồn tại trong rất nhiều các tôn giáo dưới các tên gọi và hình thức khác nhau. Nhưng về bản chất, có một điểm đặc trưng để nhận ra một shaman, đó là khả năng cảm nhận và giao tiếp với các linh hồn thông qua một trạng thái xuất thần. Họ sử dụng khả năng này cho nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc tôn giáo và năng lực cá nhân của từng người. Các shaman được cho là có thể giúp liên lạc với người chết ở thế giới bên kia, xem bói, chữa bệnh bằng cách gọi hồn, trừ tà… Khác với phù thuỷ ở châu Âu, các shaman không sử dụng thần chú hay thảo dược để phù phép. Do đó, bạn không thể trở thành một shaman chỉ thông qua việc nghiên cứu về thảo dược hay học thuộc một quyển sách thần chú. Ta cũng không thấy một tiền lệ nào đặc biệt về việc cha truyền con nối trong nghề này. Pháp sư kiếm gỗ Ryu là một shaman dù không thuộc về một gia đình có truyền thống làm nghề này như Yoh. Thông thường, một người được cho là có khả năng trở thành một shaman khi trải qua nhiều đợt ốm nặng hoặc đôi khi là một trạng thái mà những người trong nghề cho là sự kêu gọi của các linh hồn. Các triệu chứng của nó bao gồm từ trạng thái xuất thần, ảo giác, đến rối loạn hành vi như nhảy múa, nói lảm nhảm… Nhưng không giống như bệnh nhân tâm thần, sau một thời gian họ tự kiểm soát được và thoát khỏi tình trạng đó, đồng thời được cho là có được khả năng cảm nhận của một shaman. Khoảng thời gian này với mỗi người là không giống nhau, nó có thể rất ngắn hoặc kéo dài. Sự kiện này được coi là việc một shaman đã tiếp cận với cái chết và được tái sinh. Trong Shaman King, việc tương tự được nhắc đến khi Yoh và các pháp sư khác luyện tập bằng cách tiếp cận với cái chết để tăng cường khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu trong Shaman King, bạn thấy Yoh sử dụng linh hồn Amidamaru, một samurai đã chết thì trong thực tế, các pháp sư Nhật Bản không dùng người chết theo cách này. Họ sử dụng sức mạnh của tự nhiên, thần linh và trước kia là cả yêu quái đã bị các pháp sư thuần phục trong nghi lễ xem bói, trừ tà… của mình. Các linh hồn người chết chỉ được gọi lên trong các nghi thức lên đồng, liên lạc với người đã qua đời… Vậy tại sao các pháp sư Nhật Bản không dùng linh hồn người chết? Có lẽ bạn cũng biết, ở Nhật Bản, đặc biệt là theo đạo Shinto, người ta cho rằng những người chết mà linh hồn còn lưu lại vất vưởng trên trần thế là những linh hồn có ảnh hưởng không tốt đến con người. Ngay cả khi linh hồn ấy không có ý làm hại ai thì tiếp xúc với nó cũng khiến chúng ta yếu đi. Đó là lý do tại sao trong xxxHolic, Watanuki yếu dần rồi ốm nặng khi tiếp xúc nhiều với hồn ma người phụ nữ trong công viên dù người phụ nữ này không có ý định làm hại cậu. Các linh hồn này cũng chính là lý do chúng ta cần đển các pháp sư làm lễ giúp họ siêu thoát. Có ảnh hưởng xấu như thế, nên lẽ dĩ nhiên là các pháp sư không nên mượn sức mạnh của linh hồn người chết để làm phép. Và nếu bạn để ý thì cũng thấy Yoh thường mang theo bài vị của Amidamaru khi đi ra ngoài. Nhưng nếu đến Nhật Bản, bạn sẽ không thể tìm được một pháp sư nào như vậy cả. Việc mang bài vị của người chết trên người có phần nào đó giống với thuật điều khiển xác chết của Trung Quốc hơn. Ngay cả việc các pháp sư sử dụng khả năng của mình để chiến đấu với nhau như trong Shaman King cũng hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra. Trong thực tế, cách duy nhất mà các pháp sư có thể dùng để làm hại một ai đó là sử dụng bùa yểm hoặc gọi ma quỷ theo ám người đó. Không pháp sư nào để cho linh hồn người chết nhập vào rồi dùng vũ khí đánh nhau cả. Ở Nhật Bản, các shaman trong đạo Shinto và cả đạo Phật hành nghề khá rộng rãi. Không có quy định nào về giới tính của một shaman. Chúng ta thấy có cả nam và nữ pháp sư. Trong các đền thờ thần đạo Shinto, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các Miko. các Miko (巫女) nói đến ở đây là một dạng pháp sư được cho là có khả năng giao tiếp với thần linh và đôi khi cũng có những khả năng khác nữa. Mẹ của Yoh, Keiko Asakura, là một Miko như vậy. Quỳnh Anh |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản | |
| |
| | | | Văn hoá Thần học Nhật Bản | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
|