Shôjo Manga phải chăng chỉ có nước mắt?
Nếu
như đối với người Nhật thuật ngữ Shôjo hay Shônen đã trở nên quá quen
thuộc và những điểm phân biệt hai loại manga này gần như rõ ràng như
bạn nhận biết tay phải và tay trái của mình vậy, thì ở Việt Nam, hai
thuật ngữ này hầu như không được quan tâm cho lắm. Một độc giả thông
thường có thể nghĩ Shôjo – truyện tranh dành cho thiếu nữ khi thấy
trong đó xuất hiện các pha tình cảm lãng mạn với nét vẽ rối rắm và quan
trọng hơn, bao giờ cũng có một nhân vật nữ chính thuộc tuýp kinh điển
hoặc là quá yếu ớt, hoặc quá mạnh mẽ, chờ đợi chàng bạch mã hoàng tử
của riêng mình.
Vậy rốt cuộc shôjo hay người ta vẫn gọi nôm na
là truyện tranh dành cho thiếu nữ, và shônen, truyện tranh dành cho nam
giới có sự khác biệt như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm thông
tin về hai thể loại này cùng IchiNews nhé!
Shôjo Manga – Bước tiến dài của nữ quyền Các tạp
chí và tập truyện manga chiếm một phần ba tổng lượng sách xuất
bản tại Nhật (gần một phần tư tổng thu nhập của người dân). Hơn
1.5 triệu tạp chí và tập truyện manga được bán ra trong năm 2000
đem lại tổng thu nhập 523 tỉ yên. Phần lớn số đó là shôjo. Nói
chính xác thì thuật ngữ shôjo ám chỉ những manga hướng đến các độc
giả nữ dưới 18 tuổi, nhưng thông thường nó được dùng cho các manga
dành cho phái nữ. Khoảng hơn một nửa phụ nữ dưới 40 tuổi và ba phần
tư thiếu nữ Nhật thường xuyên đọc manga. Có hơn 100 tạp chí manga
lưu hành cùng thời điểm hướng tới nữ độc giả với thị hiếu riêng biêt
ở những độ tuổi khác nhau. Những quyển shojo nằm trên kệ trong
hiệu sách cạnh tranh với các tạp chí shounen dành cho nam. Tạp
chí đắt hàng nhất là
Ribbon (Shueisha xuất bản), có mức
tiêu thụ trên 1 triệu bản mỗi tháng. Đa số tác giả shôjo la nữ,
người thành công nhất là triệu phú
Takeuchi Naoko - tác giả của
Sailor Moon.
Bìa tạp chí Ribbon
Thường
thì độc giả đọc shôjo lần đầu sẽ thấy rất rối rắm. Các trang
truyện rất sinh động còn hình vẽ ở background thường rất lộn xộn.
Phần lớn văn bản trong truyện là đối thoại (được sắp đặt khá
tốt và dễ hiểu). Điều này cũng hợp lí thôi vì shôjo manga vốn
đề cập đến quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Phần lớn shôjo manga
nói về tình cảm khác giới nhưng tình cảm đồng giới như trong
The Heart of Thomas cũng không phải hiếm.
The Heart of Thomas
Khác
với shounen thường thiên về hành động và yếu tố hài hước, shôjo
manga thường đề cập đến tình cảm cá nhân. Tác giả muốn làm độc giả
xúc động và độc giả cũng thích những câu chuyện cảm động. Nhưng có
hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng
nhất là kinh nghiệm và tính cách của độc giả.
Shôjo Manga Qua Nhiều Thập Kỉ
Cả
shôjo và shounen đều bắt nguồn từ các tạp chí dành cho trẻ em
xuất hiện từ những năm cuối thế kỉ 19, phản ảnh sự nỗ lực
của thời kì Minh trị trong việc khuyến khích đọc và viết. Năm
1902,
Shôjo kai ("Thế giới của con gái") xuất bản lần
đầu. Nhưng trong giai đoạn này thì Manga thiếu nhi hầu hết là
những tác phẩm ra nghề “thiếu muối” của những người coi nó
là bàn đạp hướng tới thể loại manga “chính thống” xuất hiện
trên báo vả tác phẩm in ấn dành cho người lớn.
Bìa của Shôjo Friend Tạp chí thời trang dành cho tuổi mới lớn
Himawari (Hoa hướng dương) và
Junior Soleil đều do
Nakahara Jun'ichibiên tập và trình bày, hướng tới thiếu nữ nhiều hơn. Qua các
bài luận, tin tức và hình ảnh rực rỡ (phong cách tồn tại
suốt nửa thế kỉ sau), Nakahara thể hiện một phong cách sống
lí tưởng cho các thiếu nữ Nhật thời hậu chiến mà các manga
thiếu nhi không thể cạnh tranh được. Trong số các độc giả của
Nakahara có các họa sĩ tương lai sẽ ứng dụng phong cách của
ông và tạo ra một thể loại shôjo manga hoàn toàn mới mẻ.
Các
phương tiện truyền thông thời hậu chiến cũng bắt đầu theo xu
hướng thẫm mĩ, rõ rệt và mạnh mẽ nhất là trên truyền hình.
Bén rễ từ cuối những năm 50 và lan rộng vào những năm đầu
thập niên 60, các chương trình truyền hình tạo ra những bước
tiến “hàng tuần” của Nhật. Các tạp chí trước đó xuất bản
theo tháng hoặc quí trở nên chậm chạp, không theo kịp thời đại
nhường chỗ cho tác chí hàng tuần dành cho người lớn phát
triển và thịnh hành. Tạp chí tuần dành cho nam xuất hiện lần
đầu vào năm 1959. Đến năm 1963 bắt đầu xuất hiện cho nữ:
Shôjo Friend của Kodansha và
Margaret của Shueisha.
Nhân Vật Chính là Nữ Sinh Bình Thường
Các
tạp chí thiếu nhi ra hàng tuần bán chạy thật ra là nhờ tăng
số trang truyện. Vì thế cũng cần nhiều họa sĩ mới để sáng
tác đủ lượng manga khổng lồ phục vụ bạn đọc. Các nữ họa sĩ
trẻ, nhiều người còn ngồi trên ghế nhà trường bắt đầu xuất
hiện trong lĩnh vực do nam giới thống trị này. Nishitani Yoshiko
là một trong những người đầu tiên sáng tác truyện với nhân
vật chính là các thiếu nữ Nhật. Các nhân vật này đều là
những cô gái thon thả hợp thời từng xuất hiện trong những tạp
chí thời trang của Nakahara! Chủ đề chính trong truyện là tình
cảm lãng mạn, điều cấm kị trong các tạp chí thiếu nhi. Nữ
chính trong truyện của Nishitani khác với các nữ nhân vật
trưởng thành ở ngoại quốc trong một số shôjo manga khác. Cũng
vì thế nên thiếu nữ Nhật thấy được hình ảnh của họ qua shôjo
manga của Nishitani, sinh ra một thế hệ độc giả mới và ngày
càng mở rộng. Các chuyện tình cảm học đường do Nishitani tiên
phong sáng tác như
Remon to Sakuranbo ("Lemon and Cherry" –
Chanh và Anh Đào), là tiền thân cho các tác phẩm của họa sĩ
shôjo manga trẻ ngày nay. Dù họ không nhận ra nhưng những nhân
vật họ vẽ đều bắt nguồn từ những người mẫu thời trang trẻ
trong tạp chí của Nakahara Jun'ichi.
Kaze to Ki no Uta
Những
năm cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70, làn sóng trẻ sôi nối đi
ngược lại truyền thống văn hóa và tác động đến mọi khía
cạnh xã hội, bao gồm truyền thống. Cùng thời điểm đó, manga
càng phổ biến hơn nhờ số lượng độc giả khổng lồ bao gồm mọi
lứa tuổi, các họa sĩ nữ cũng xuất hiện tràn lan. Nhiều
người sáng tác chuyện tình cảm học đường như Nishitani, có
người lại sáng tạo các tình tiết mới chưa từng xuất hiện
trước đây. Họ được mệnh danh là
Nijûyonen Gumi ("Year 24
Group" – Nhóm Năm 24), vì đa số sinh vào năm thứ 24 Showa (1949).
Dù không phải hội viên “chính thức” nhưng có ba họa sĩ được
bao gồm trong danh sách
"Forty-Niners" (Người Bốn Mươi Chín):
Hagio Moto - tác giả của Heart of Thomas, Takemiya Keiko, và Ôshima Yumiko. Takemiya tạo ra một cuộc tranh luận vào năm 1976 với tác phẩm
Kaze to Ki no Uta.
Peppermint
(Theo Matt-Thorn)
(chú thíck; shôjo là cách gọi khác của shoujo)