Truyện tranh Việt Nam nói về… thần thoại Hy Lạp???

Bìa trước truyện “Dũng sĩ Hercules” tập 2 do Công ty Phan Thị thực hiện,
Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn phát hành Với một tấm bìa bắt mắt, màu sắc và kiểu chibi khá dễ thương (có thể
gọi là bắt đúng gu của giới trẻ hiện nay), nhiều bạn đọc độ tuổi 11-17
cầm trên tay cuốn truyện tranh Việt mới xuất bản, rồi lại… để xuống!
Danh sách tác giả thực hiện truyện Xét về thể loại, đây là một tập truyện tranh về đề tài truyền thuyết vẽ
theo phong cách chibi (trẻ con hóa nhân vật), được xây dựng trực tiếp
từ các nhiệm vụ của chàng dũng sĩ
Hercules trong thần thoại Hy
Lạp. Kết cấu của cuốn truyện gồm các phần truyện tách biệt nhau (theo
nhiệm vụ của nhân vật chính) và kết thúc là giải thích thêm về các
nhiệm vụ bằng… chữ.
Giải thích cho các nhiệm vụ được nhắc đến trong truyện Hình tượng chàng
Hercules(Hécquin) được xây dựng theo cốt truyện trong truyền thuyết Hy Lạp:
Hercules có một quá khứ rất thê thảm. Đáng lẽ phải có được cuộc sống
hạnh phúc, yên ấm bên người vợ hiền và 3 đứa con ngoan… nhưng chỉ vì sự
thù ghét cá nhân mà nữ thần Hera đã giáng họa vào gia đình nhỏ bé và
yên ấm của Hercules bằng một lời nguyền độc ác: Lời nguyền ấy đã làm
Hercules mất hết lý trí, trở nên điên loạn, ra tay giết sạch những
người thân yêu của mình, không chừa một ai… Để chuộc lại lỗi lầm,
Hercules phải nộp mình làm nô lệ cho nhà vua Eurystheus trong 12 năm…
Hercules đau thương trong bi kịch của chính mình Eurystheus đưa ra những yêu cầu oái oăm và dường như ngày càng oái oăm
hơn… Câu chuyện mở ra bằng nhiệm vụ đầu tiên của Hercules đi tiêu diệt
sư tử vùng Nemia, sau đó lần lượt là các nhiệm vụ 2: Mãng xà Hydra và
nhiệm vụ 3: Lợn rừng Erymanthus. (các nhiệm vụ được cập nhật tới tập 2
của bộ truyện).
Mới xem qua có thể thấy đây là cuốn truyện
mang tính giáo dục, có ý tưởng mới lạ (chibi hóa nhân vật anh hùng
Hercules), (có vẻ) thích hợp cho các em độ tuổi 11-15, thế nhưng thực
tế lại quá ít người đọc nó, vì sao? Có lẽ vì những bất cập dễ dàng nhận
thấy ngay tập truyện đầu tiên:
Tên truyện khó đọc với các bạn
nhỏ: Nếu không phải là người có học về ngoại ngữ thì sẽ không biết phát
âm từ “hercules” thế nào! Phần cuối truyện có giải thích về chủ đề của
truyện nhưng lại không hề thuyết minh về cách đọc tên truyện “nửa tây
nửa ta” này!
Hiệu ứng ngược hình ảnh anh hùng Hercules: Chibi
hóa nhân vật anh hùng Hercules là một ý tưởng độc đáo, thế nhưng nó lại
phản tác dụng khi hài hước quá đến độ làm lố bịch nhân vật này! Minh,
học sinh cấp 1 trường Trưng Vương, HN cho biết:
“Hercules mà em biết là người hùng dũng, oai phong. Không phải kiểu nhắng nhít hơn cả trẻ con thế này! Xem mà phát bực mình!”
Anh hùng Hercules bách chiến bách thắng chính là đây? Cách thể hiện không thích hợp độ tuổi độc giả: Dù không đặt chế độ
Rating (Phân loại độc giả) như các truyện tranh xuất bản khác hiện nay,
người xem vẫn có thể dễ dàng suy đoán lứa tuổi đọc “Dũng sĩ Hercules”
qua chính nét vẽ của nó (thuộc độ tuổi dưới 11 – 15). Thế nhưng xem kỹ
lại cách thể hiện qua ngôn ngữ và tính cách của các nhân vật, ý nghĩa
giáo dục tốt đẹp trong truyện lại bị… lu mờ!
Mãng xà Hydra: Truyền thuyết gọi ta là mãng xà Hydra! Nà ná na!
Hercules: Úi giời! Tưởng gì! Ha! Ha! Ha! Một hít combo là đủ đưa ngươi
về chầu trời! – “Một hít combo” là cách nói trong game online
Mãng xà Hydra (sau khi bị Hercules chém cụt đầu): Ôi…! Mái tóc xù Híp
pi của ta…! Độc giả băn khoăn không hiểu tóc xù híp pi là gì – Ban biên
tập truyện không hề có phần chú thích! Bản sắc truyện tranh Việt Nam hầu như… biến mất: Sau thời gian dài chờ đợi các ấn phẩm truyện tranh đóng mác Việt Nam
xuất xưởng, những độc giả trung thành trong nước lại một lần nữa phải
lắc đầu ngao ngán. Có vẻ các nhà làm truyện tranh trong nước đã quá
chán nản với công thức: lịch sử Việt Nam + hài hước nên phải tìm đến đề
tài mang nét “Tây hóa” nhiều hơn? Có phải vì lịch sử Việt Nam, văn hóa
Việt Nam đã cạn nguồn ý tưởng cho người Việt Nam sáng tác? Hay vì độc
giả Việt Nam đã quá nhàm chán với các bài học thuộc lòng “giáo điều” mà
buộc người ta nghĩ đến việc sẽ làm hài hước hóa một nhân vật anh hùng
trong truyền thuyết của một… quốc gia khác? Hay thậm chí, truyện tranh
Việt Nam được làm về chủ đề mang tính “toàn cầu” để dễ dàng “xuất khẩu”
ra nước ngoài?
Dùng ngôn ngữ trong game để tiến dần ra với các manga,
manhwa hay manhua của nước ngoài?? Chỉ có sự im lặng là trả lời các độc giả vẫn còn quan tâm tới nền truyện tranh Việt Nam.
Tập 3 – Liệu có ai còn thu hút độc giả? Liệu có phải một thử nghiệm mới của truyện tranh Việt Nam? Trong bối cảnh truyện tranh Việt Nam bị lấn sân bởi các ấn phẩm ngoại
nhập, mọi hy vọng được đặt vào công ty Phan Thị với thành công mang tên
“Thần Đồng Đất Việt” – Tuy nhiên những gì mà đứa con tinh thần mới -
mang dấu ấn của công ty này - lại trở lại trong một diện mạo hào nhoáng
mà không thực chất. Câu hỏi lớn về bài toán truyện tranh Việt vẫn còn
đó với dấu hỏi to đùng mang tên Bản Sắc Văn Hóa Việt.
Quintaro